Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ động nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng ngày 15/7, Chi cục Kiểm Lâm Hà Nội tổ chức hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn TP xảy ra 10 vụ cháy rừng với diện tích 9,35ha, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2013, không xảy ra tình trạng phá rừng. Để có được kết quả đó, ngay từ đầu năm, Chi cục Kiểm lâm TP luôn chú trọng công tác tập huấn, tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, xử lý 59 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1,2 tỷ đồng. Chi cục cũng tiến hành kiểm tra, quản lý 317 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã; Chuyển giao 2 cá thể gấu và 1 cá thể vượn đen má trắng đến Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã...
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Nội Trần Xuân Việt phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Nội Trần Xuân Việt phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt đề nghị, trong thời gian tới, Chi cục tiếp tục phối hợp với các đơn vị, đặc biệt là Phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNN TP) tiến hành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại diện tích rừng hiện có, từ đó xây dựng bản đồ chi tiết phục vụ công tác quản lý, quy hoạch rừng đồng bộ; Xây dựng đề án, kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng trong 5 năm có phân kỳ cụ thể. 

 Để tăng cường lực lượng hỗ trợ kiểm lâm cơ sở, Phó Chủ tịch cũng yêu cầu Sở NN&PTNT cần điều chuyển cán bộ phụ trách bảo vệ thực vật sang cán bộ phụ trách kỹ thuật lâm nghiệp đối với 45 xã có diện tích rừng trên 100ha. Đồng thời, Chi cục Kiểm lâm TP cần tiếp tục nâng cao trình độ chuyện môn cho cán bộ, viên chức của chi cục; Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án, đề án đã được phê duyệt; Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn TP. Đặc biệt, coi trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là công tác phòng và phát hiện cháy rừng. Trong đó, ưu tiên đầu tư các trang thiết bị phát hiện, cảnh báo và chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả. Cùng với đó, kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng. Ngoài ra, cùng với việc xây dưng quy hoạch vùng các dự án đường băng (băng trắng, băng xanh, băng cản lửa) phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương, Chi cục cần xây dựng một số mô hình kinh tế để tăng hiệu quả từ rừng sao cho vừa đảm bảo tính chất của rừng vừa tăng thu nhập cho người dân.