Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán 22/4: Lực bán giá thấp áp đảo, VN-Index lao dốc mất trên 40 điểm

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay (22/4), thị trường chứng khoán (TTCK) chịu áp lực bán giá thấp áp đảo nhất là vào phiên chiều, nhiều cổ phiếu xuống mức giá sàn, khiến chỉ số VN-Index giảm điểm về mức thấp nhất ngày, mất trên 40 điểm.

Bước vào phiên giao dịch hôm nay TTCK đón nhận thông tin tích cực từ thị trường Mỹ đã chấm dứt 3 phiên lao dốc với sắc xanh ở cả 3 chỉ số chính. Tuy nhiên, cũng có những thông tin không mấy tích cực từ một số TTCK Ấn độ, Nhật Bản đã bị bán tháo cổ phiếu. Ngay đầu phiên sáng, nhà đầu tư đã đẩy mạnh bán ra ở nhiều nhóm cổ phiếu nhằm chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm tích cực trước đó.

Trong phiên sáng nay, sau mỗi nhịp điều chỉnh thì nhà đầu tư quay lại bắt đáy ngay những mã giảm giá. Cuối phiên sáng, VN-Index không thể lên bật trở lại sắc xanh do nhóm cổ phiếu bluechip phần lớn nằm dưới tham chiếu.
Giảm sâu nhất là SBT mất 3,3% xuống 20.450 đồng, SSI giảm 1,9% xuống 33.450 đồng, NVL giảm 1,8% xuống 106.500 đồng, CTG giảm 1,5% xuống 41.350 đồng, GAS giảm 1,5% xuống 86.700 đồng, TCH giảm 1,5% xuống 22.400 đồng… Nhóm mất từ 1-1,4% là VIC, TCB, REE, HDB, PLX, BID… HPG giảm 0,9% trong ngày đại hội cổ đông và thanh khoản cao nhất nhóm với hơn 18,7 triệu đơn vị.

Trong đó, cổ phiếu hỗ trợ thị trường có VPB tăng 3,6% lên 51.300 đồng/CP, MWG tăng 2,9% lên 146.700 đồng/CP, TPB tăng 1,4% lên 28.200 đồng/CP, VCB tăng 1,2% lên 104.200 đồng. Các mã nhích nhẹ là VJC, VHM, VRE, FPT và PDR.

Ở nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa phiên sáng cũng diễn biến cả ở 2 chiều tăng và giảm. Ở chiều tăng điểm, cổ phiếu ROS bất ngờ tăng mạnh lên 4,1% và thành khoản cao nhất HOSE, khớp 24,7 triệu đơn vị. Một số mã tăng tích cực có AMD, VIX, HAI, AGG, FIT, SJF, TNI. Trong đó, VIX khớp 12,4 triệu đơn vị.

Ngược lại, cổ phiếu HAG lao mạnh xuống giá sàn, mất 6,9% nhưng thanh khoản vượt trội với hơn 18,8 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn hơn 18,4 triệu đơn vị. Đà bán tháo mạnh diễn ra sau thông tin HAG bị chuyển từ dạng cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 28/4 tới đây.

Cùng với đó, các cổ phiếu giảm xuống giá sàn còn có HAP, DLG, PXS, PXT; trong đó DLG chỉ khớp được hơn 1,1 triệu đơn vị, còn dư bán sàn khối lượng lên tới hơn 30 triệu đơn vị. Các mã giảm sâu là ITA, HQC, DCM, AAA, GVR, NKG, HNG, DXG giảm từ 2,5% đến 4,9%.
 Phiên chiều hàng loạt cổ phiếu đứng giá thấp nhất ngày, đẩy chỉ số VN-Index giảm mất trên 40 điểm.
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, áp lực bán tiếp tục đẩy mạnh vào thị trường. Càng về cuối phiên lực cung giá thấp càng mạnh, khiến chỉ số VN-Index rơi xuống mức thấp nhất ngày.

Nhóm cổ phiếu VN30 đầu phiên chiều vẫn còn 4 mã tăng điểm là VHM, VNM, VCB và VPB. Tuy nhiên, đến cuối phiên toàn bộ nhóm này đã nằm dưới mức giá tham chiếu, chỉ có duy nhất VCB đi ngang. Đợt khớp lệnh ATC tính giá cuối phiên đã đẩy một số giảm xuống giá sàn và gần giá sàn.

Cụ thể, VRE, MSN, SBT và SSI khi vào phiên khớp ATC đã giảm và đứng tại mức giá, với mức giảm 6,9%. Trong đó, VRE khớp gần 8 triệu đơn vị, SSI khớp 14,78 triệu đơn vị, SBT khớp gần 4 triệu đơn vị, MSN khớp 3,47 triệu đơn vị; CTG gần đứng mức sàn giảm 6,8%, khớp 21,42 triệu đơn vị; STB cũng giảm gần mức giá sàn mất 6,7%, khớp lệnh 35,45 triệu đơn vị.

Nhóm giảm sâu còn có TCH giảm 5,5% và khớp 6,1 triệu đơn vị; VHM giảm 5,1% khớp 6,64 triệu đơn vị; POW giảm 5%, khớp 16,95 triệu đơn vị; BID giảm 5,1%, khớp 2,9 triệu đơn vị; MBB giảm 4,3%, khớp 13,23 triệu đơn vị.

Khá nhiều mã VN30 giảm trên 3% như FPT, HDB, HPG, KDH, PLX, PDR, TCB, VIC, BVH. Các mã giảm từ trên 1% đến gần 3% có VNM, VPB, TPB, REE, GAS; chỉ có PNJ giảm nhẹ 0,5%.

Cùng với nhóm cổ phiếu bluechip, nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa phiên chiều nay cũng chịu áp lực bán trong giá thấp. Khá nhiều mã giảm sâu xuống mức sàn như AAA, ANT, DLG, DCM, DAH, DRH, DXV, ELC, EMC, FTM, GVR, HAG, HBC, HHP, HSG, HQC, HOT, HVX, ITA, LCG, LCM, MCG, MHC, OCB, PET, PIT, PVD, PXS, PXT… Trong đó HQC khớp 18,66 triệu đơn vị; ITA khớp 22,7 triệu đơn vị; HSG khớp 10,87 triệu đơn vị; HAG khớp 19,2 triệu đơn vị; HNG khớp 14 triệu đơn vị.

Một số mã giảm sâu có FLC giảm 5,08%, khớp 38,1 triệu đơn vị; ROS phiên sáng còn tăng giá tích cực trên 4%, nhưng phiên chiều cũng không đứng ngoài vòng xoáy của bán tháo, bị giảm nhẹ 0,13% khớp trên 36 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại vẫn có những cổ phiếu tăng lên mức giá trần như AMD khớp cao với 13,37 triệu đơn vị. AAM tăng 2,8%, ABS tăng 3%…
Chốt phiên chiều, sàn HOSE có tới 365 mã giảm, trong đó có 59 mã giảm sàn và chỉ có 80 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 40,46 điể, tương đương giảm 3,19% xuống 1.227,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 770,37 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 20.663,39 tỷ đồng, giảm 8,7% về khối lượng và giảm gần 11,5% về giá trị so với phiên trước kỳ nghỉ Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 10/3.

Sàn HNX cũng có diễn biến tương tự HOSE. Phiên chiều, nhóm HNX30 chỉ còn lại 2 mã tăng điểm là NTP tăng 2,3% và SHB tăng 0,2%, còn lại có 27 mã giảm điểm. SHB khớp lệnh cao nhất sàn với 29,9 triệu đơn vị; PVS khớp 15,59 triệu đơn vị. Trong đó có 6 mã giảm sàn là PVS, SHS, SLS, CEO, TNG; Một số mã giảm gần đến mức sàn như NDN, LAS, L14, HUT, KLF… Trong đó, SHS khớp trên triệu đơn vị; HUT khớp trên 8 triệu đơn vị, KLF khớp 7,66 triệu đơn vị, NVB khớp trên 5 triệu đơn vị…

Kết phiên, sàn HNX có 195 mã giảm, trong đó có 35 mã đứng gái sàn, chỉ có 46 mã tăng, HNX-Index giảm 9,44 điểm, tương đương giảm 3,18% xuống 287,04 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 180,42 triệu đơn vị, giá trị 3.729 tỷ đồng, tăng 15,7% về khối lượng và tăng gần 31,5% về giá trị so với phiên trước kỳ nghỉ Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 10/3.