Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán châu Á phục hồi bất chấp thỏa thuận Mỹ - Trung bị nghi ngờ

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cổ phiếu trên thị trường châu Á đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch ngày 1/11 nhờ dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên này khi sự phục hồi bất ngờ trong hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã hạn chế thông tin tiêu cực do báo cáo của Bloomberg nghi ngờ về khả năng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận thương mại dài hạn.
Chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 1/11.
Số liệu từ cuộc khảo sát kinh doanh tư nhân công bố ngày 1/11 cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 10 đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 2 năm nhờ số lượng các đơn đặt hàng xuất khẩu và sản xuất tăng mạnh.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc giao dịch khởi sắc nhờ thông tin khả quan này, với chỉ số CSI 300 tăng 0,7%. Chỉ số Hang Seng trên sàn Hồng Kông (Trung Quốc) cũng nhích 0,3%.
Trong khi đó, tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi cộng 0,42%. Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản đảo ngược khoản lỗ sớm ở đầu phiên và tăng thêm 0,16% trong phiên ngày 1/11.
Jim McCafferty - Giám đốc nghiên cứu cổ phiếu của Nomura nhận xét: “Nếu nhà đầu tư nhìn vào dữ liệu vi mô do các công ty cung cấp, họ sẽ nhận thấy họ đang tiếp tục kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, tôi nghĩ rằng thị trường cổ phiếu đang duy trì một trạng thái tốt hơn”.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá đồng USD tăng 0,01% so với yen Nhật, hiện ở mức 1 USD đổi được 108,03 yen. Chỉ số đồng USD, phản ánh sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,14% về mứci 97,216 điểm.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 31/10, thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh, với chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI của 47 quốc gia đánh mất mức cao nhất trong 20 tháng sau khi báo cáo đưa ra nghi ngờ về khả năng thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tại Mỹ, các  chỉ số chính trên sàn Phố Wall đảo chiều giảm trở lại trong phiên 31/10 khi lại xuất hiện những thông tin mâu thuẫn quanh thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh khiến giới đầu tư bất an.
Trong phiên ngày 31/10, cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, chứng khoán Mỹ đón nhận thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh khả quan của Apple và Facebook.
Theo đó, cổ phiếu Apple tăng 2,26% sau khi dự báo doanh số cho quý có mùa mua sắm vượt kỳ vọng. Cổ phiếu Facebook cũng tăng 1,81% sau khi báo cáo có sự gia tăng người dùng ở các thị trường sinh lợi và có quý tăng trưởng doanh số quý thứ III liên tiếp.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh khả quan của 2 người khổng lồ công nghệ đã bị lu mờ bởi những thông tin mâu thuẫn về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.
Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm công bố một địa điểm mới đẻ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. 
Những tín hiệu trái ngược về thương mại là lý do khiến giới đầu tư ở Phố Wall trở nên dè chừng sau khi chỉ số S&P 500 lập lập một kỷ lục mới khi đóng cửa phiên ngày 30/10.
Theo đó, Bloomberg cho biết, các quan chức Trung Quốc nghi ngờ về việc liệu có thể đạt được thỏa thuận thương mại dài hạn toàn diện với Washington và Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không.
Trong khi đó, Tổng thống Trump sau đó lại cho biết, sẽ sớm công bố địa điểm để hai nước ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sau khi Chile hủy tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC vào giữa tháng 11.
Kết thúc phiên 31/10, chỉ số Dow Jones giảm 140,46 điểm (tương đương 0,52%), xuống 27.046,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,21 điểm (khoảng 0,3%), xuống 3.037,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 11,62 điểm (tương đương 0,14%), xuống 8.292,36 điểm.
Mặc dù giảm trong phiên cuối tháng, nhưng chốt tháng 10, Dow Jones vẫn có mức tăng 0,48%, S&P 500 và Nasdaq thậm chí tăng mạnh hơn với 2,04% và 3,66%. Đây là tháng tăng thứ 2 liên tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ.
Số liệu công bố ngày 31/10 cho thấy tiêu dùng của Mỹ chỉ tăng nhẹ trong tháng 9, đặt ra nghi ngờ về khả năng người tiêu dùng nước này tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu. Thời gian gần đây, khi ngành sản xuất Mỹ suy yếu, tiêu dùng giữ vai trò trụ cột tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Số liệu việc làm tháng 10 dự kiến công bố trong ngày 1/11 đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư, nhất là sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) hôm 30/10 hạ lãi suất lần thứ 3 trong năm nay, song phát tín hiệu sẽ không cắt giảm thêm lãi suất trừ phi nền kinh tế chuyển xấu nhiều.