Cả hai sàn đều có ít phút mở cửa trong trạng thái cân bằng yếu. VN-Index thậm chí mở cửa xanh và duy trì mức tăng nhẹ trong 15 phút kế tiếp. HNX-Index cũng nhích tăng nhẹ so với tham chiếu trong cùng thời gian. Yếu tố thanh khoản quá thấp vẫn là trở ngại và biến số quá khó đoán trong giai đoạn tăng này.
Phiên giao dịch ngày 2/10, tâm lý thận trọng tiếp tục bao trùm thị trường chứng khoán, áp lực cung duy trì thế áp đảo khiến các chỉ số chung trên hai sàn niêm yết cùng nhuộm trong sắc đỏ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
VN-Index tạm dừng phiên sáng với mức giảm 0,53%, VN30-index giảm 0,54%. Độ rộng nghiêng về phía giảm nhưng cũng không quá tiêu cực. 56 mã sàn và 70 mã giảm đã là khá hơn phiên hôm qua, thậm chí số mã tăng giá cũng nhiều hơn. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 222,1 tỷ đồng, tăng 17%. So với ba phiên trước, quy mô thanh khoản này đã có dấu hiệu cải thiện.
HNX duy trì mức thanh khoản tương đương hôm qua nhưng độ rộng cũng khá tốt. Cả sàn chỉ còn 29 mã sàn và 48 mã giảm. Phần lớn cổ phiếu, ngay cả những mã vốn hóa lớn và thanh khoản cao, duy trì được mức tham chiếu. Chỉ số chính của sàn này giảm 0,39% và HNX30-Index giảm 0,32%.
Bên sàn HoSE, đầu giờ hoạt động mua bán diễn có phần sôi động, dòng tiền chủ động chào mua với các mức giá cao, nhờ vậy VN-Index tại đợt 1 tăng 0,23 điểm và lên 386,78 điểm. Khối lượng giao dịch chỉ đạt 963 nghìn đơn vị, tương ứng gần 10,4 tỷ đồng.
Bước sang đợt giao dịch liên tục, diễn biến trên thị trường khá căng thẳng và lực cầu đuối sức dần về cuối phiên, hầu hết các mã cổ phiếu trong nhóm “trụ cột” lại lao đầu giảm giá.
Đến gần 9h30, cả hai sàn chính thức chấm dứt xu hướng tăng và xu hướng giảm được thiết lập trong toàn bộ thời gian còn lại. Áp lực bán không gia tăng nhiều, nhưng đủ đến vượt qua khối lượng mua rất kém ở tham chiếu và dưới một chút. Mặc dù về mặt Index, ảnh hưởng của các cổ phiếu lớn có thể kéo chỉ số xuống, nhưng độ rộng của VN30 hay HNX30 cũng cho thấy số mã giảm chiếm ưu thế. So với mức điểm số cao nhất, hiện VN-Index đã mất đi 0,8% và HNX-Index mất 0,85%. Mức điều chỉnh trong phiên như vậy cũng không phải là nhỏ.
Trong nhóm VN30, chỉ có duy nhất MBB, PVD, KDH, SBT, SJS, FPT là còn tăng giá so với tham chiếu, dù thực ra là cũng đã giảm dần trong phiên. Danh sách mã giảm rất dài, trong đó có đầy đủ các gương mặt hàng đầu như BVH, CTG, EIB, DPM, HAG, HPG, HVG, SSI, STB, VCB, VIC, VNM. Cá biệt có OGC và PVF giảm sàn với thanh khoản cao. Cả hai mã này đều khớp riêng buổi sáng vượt quá lượng giao dịch của cả phiên hôm qua.
Nhóm cổ phiếu blue-chip đã bắt đầu có sự chia tách, một số mã cổ phiếu như MBB, PVD, REE... đã bắt đầu tìm được sắc xanh, tuy nhiên các mã chủ chốt như HPG, SSI, DPM… vẫn chưa thoát ra được xu thế giảm điểm.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm 2,23 điểm (-0,58%) và xuống mức 384,32 điểm. Thanh khoản đạt gần 26 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 357,5 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 giảm 2,58 điểm (-0,57%) và xuống mức 448,97 điểm. Thanh khoản đạt 12,5 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 216,9 tỷ đồng.
Trên HNX, mặc dù HNX30-Index giảm 0,32% nhưng đa số những cổ phiếu hàng đầu vẫn giữ được mức tham chiếu hoặc giảm rất nhẹ. Ngoài PVX, PVA có bước giá quá hẹp và bị chặn bán sát sàn, các mã khác tuy có giảm như VCG, VND thực ra chỉ bị chặn bán tham chiếu. ACB, BVS, KLS, SHB đang đứng tham chiếu, trong khi PGS, PVI, PVS tăng nhẹ.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong sáng nay không có gì nổi bật, ngoại trừ MBB và PVD được mua khá nhiều. Về con số tuyệt đối, cường độ mua vào ở cả hai cổ phiếu này không cao, nhưng khả năng ảnh hưởng đến giá lại lớn, vì thanh khoản chung quá kém. Khối ngoại mua vào chiếm 58% tổng lượng khớp của MBB và chiếm 74% tại PVD. MBB tăng nhẹ 0,77% và PVD tăng 1,79%.