Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán Mỹ: Một tuần giao dịch đầy biến động

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo số liệu chính thức công bố ngày 9/11, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự kiến trước đó, trong khi đầu tư của chính phủ cũng tăng 20% trong 10 tháng đầu năm 2012).

Tại châu Á, lạm phát đi xuống tại Trung Quốc trong tháng 10 (chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 1,9% của tháng 9, khiến Bắc Kinh có nhiều dư địa hơn để nới lỏng chính sách tiền tệ), cùng một loạt số liệu kinh tế khác đã và sẽ được công bố vào cuối ngày của hai nền kinh tế đầu tàu là Mỹ và Trung Quốc, cũng giúp thị trường bớt lao dốc.

 

Đóng cửa phiên 9/11, màu đỏ vẫn bao trùm trên các bảng điện tử trong khu vực, trong đó chỉ số Shanghai Composite của sàn chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) mất 0,12% (2,44 điểm) xuống 2.069,07 điểm; Hang Seng của Hong Kong tuột 0,85% (182,53 điểm) xuống 21.384,38 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản trượt 0,90%, (79,55 điểm) xuống 8.757,60 điểm; KOSPI của Hàn Quốc lùi 0,52% (10,00 điểm) về 1.904,41 điểm; A&P/ASX200 của Australia mất 0,49% (21,8 điểm) về 4.462,00 điểm và Weighted của Đài Loan (Trung Quốc) cũng đi xuống với mức giảm 0,70%.

 

 

Chứng khoán Mỹ: Một tuần giao dịch đầy biến động - Ảnh 1

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại một tuần giao dịch đầy biến động do nhà đầu tư bất an về cái gọi là vực thẳm ngân sách sẽ xảy đến từ đầu năm 2013.

 

Phiên cuối tuần (9/11), thị trường khởi sắc trở lại sau khi xuất hiện một vài số liệu kinh tế lạc quan. Trong đó, đáng chú ý là , theo khảo sát của Thomson Reuters và Đại học Michigan, niềm tin người tiêu dùng Mỹ về triển vọng việc làm và kinh tế đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 4,07 điểm, tương ứng 0,03%, lên 12.815,39 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 2,34 điểm, tương ứng 0,17%, lên chốt ở 1.379,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 9,29 điểm, tương ứng 0,32%, lên 2.904,87 điểm.

 

Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 6,6 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, so với mức trung bình hàng ngày 6,52 tỷ cổ phiếu của năm nay. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/ giảm trên sàn giao dịch New York là 8/7.

 

Tình hình tài chính khu vực châu Âu cũng là một yếu tố khác góp phần làm thị trường không duy trì được đà tăng lớn. Hôm qua Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết nước này sắp hết tiền mặt, trong khi tăng trưởng kinh tế tại Đức được dự báo sẽ sụt giảm trong vòng 2 quý tiếp theo.

 

Ngoài các yếu tố chính ở trên, hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ còn chịu tác động bởi tình hình lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp Mỹ. Theo Thomson Reuters, trong 449 công ty S&P 500 đã công bố báo cáo, 63,3% vượt kỳ vọng, thấp hơn mức trung bình 67% của 4 quý gần nhất.

 

Nhóm cổ phiếu công nghệ tăng giá mạnh nhất trong ngày. Chỉ số S&P lĩnh vực công nghệ thông tin tăng được 0,6%, trong đó đáng chú ý là sự hồi phục khá mạnh 1,7% của cổ phiếu hãng công nghệ Apple lên mức 547,06 USD. Hai phiên liền trước, giá cổ phiếu này đều sụt giảm hơn 3%.