Gala Dinner của chương trình "Tôn vinh nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019" diễn ra vào tối ngày 12/7. Ảnh: Ngọc Tú |
Buộc phải dừng vào trước giờ GQuyết định không đồng ý để tổ chức chương trình “Tôn vinh nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019” được đưa ra vào 17 giờ ngày 13/7, nghĩa là chỉ cách thời gian diễn ra chương trình 2 giờ đồng hồ. Mặc dù Trưởng Ban tổ chức Nguyễn Thụy Oanh cam kết xóa chữ Tôn vinh trong tên chương trình, cắt giảm các tiết mục không được phép như đấu giá, ca hát từ đêm từ thiện (12/7) và không tôn vinh Nữ hoàng, Á hoàng nào trong đêm 13/7, tuy nhiên, trong buổi tổng duyệt, 2 bài hát (Sống như những đóa hoa, Thương hiệu Việt Nam) được Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép chỉ làm nhạc nền cho các màn giao lưu giới thiệu thành tích các gương mặt nữ hội viên. Đặc biệt, chương trình có màn tôn vinh 14 gương mặt tiêu biểu và điển hình đã được Ban Tổ chức bình xét và lựa chọn cho các ngành nghề: Gương mặt tiêu biểu ngành nghề mỹ phẩm thảo dược, Cô đồng tiêu biểu, Gương mặt tiêu biểu ngành làm đẹp, Gương mặt tiêu biểu ngành spa… Thậm chí có cả những gương mặt đã có tên nhưng chưa có danh trong kịch bản trước khi chạy tổng duyệt như Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Ninh…Với một chương trình mang nội dung như vậy, đoàn Thanh tra văn hóa (Sở VH&TT Hà Nội) và lãnh đạo Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội đánh giá vẫn còn hình thức tôn vinh và chưa tính là trá hình gọi danh hiệu. Chính vì vậy, Giám đốc Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội Phạm Tuấn Anh chính thức có văn bản không đồng ý để tổ chức chương trình “Tôn vinh Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam 2019” mà chỉ tổ chức biểu diễn nghệ thuật 2 bài hát theo đúng Giấy phép của Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc trước đó cấp vào tối 13/7 tại Hội trường lớn.Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc vô trách nhiệmDư luận đặt câu hỏi, tại sao những vi phạm của chương trình thể hiện rõ ngay sau ồn ào xuất hiện (trong hơn một tuần) nhưng cơ quan quản lý không thể “tuýt còi” mà vẫn để diễn ra các hoạt động gala, trang trí banner lộng lẫy, đầy phô trương và tốn kém? Trách nhiệm của vụ việc nằm từ chỗ đơn vị cấp phép. Tại sao với một cơ quan chuyên ngành, chuyên thẩm định, cấp phép như Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc lại không cảm thấy những khuất tất khi một đơn vị xin phép tổ chức chương trình dài 4 tiếng mà chỉ có thể hiện 2 bài hát? Nếu ước tính thông thường, để hát 2 bài trong thời gian này cần thể hiện khoảng 12 lần mỗi bài mới hết giờ. Hơn nữa, theo quy định, chỉ có đơn vị cấp phép mới có quyền thu hồi giấy phép nếu Ban tổ chức thực hiện không đúng nội dung. Tuy nhiên, trong suốt 2 ngày, Công ty Xuất nhập khẩu ô tô Minh Ngọc thực hiện trang trí, đêm gala và thậm chí là tổng duyệt đêm diễn chính cũng không thấy bất kỳ gương mặt cán bộ nào của Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc. Chính vì vậy, mới có giải pháp đường cùng là “chiếc gậy” của đơn vị cho thuê địa điểm - Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội có quyền cắt điện giữa chương trình nếu có dấu hiệu vi phạm nội dung cho phép.Thực tế, trong suốt tuần qua, Thanh tra Sở VH&TT Hà Nội đã có ít nhất 4 buổi làm việc với đại diện Ban tổ chức cụ thể là Công ty Xuất nhập khẩu ô tô Ngọc Minh, để đơn vị này giải trình và đưa ra các căn cứ pháp lý chứng minh sự kiện được cho phép. Mặc dù, đề án tổ chức chương trình thể hiện rõ các ứng tuyển như một cuộc thi người đẹp nhưng vẫn không thể siết quản lý theo Nghị định 79/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Đến ngày 12/7, từ căn cứ hồ sơ Sở VH&TT Hà Nội mới xác định, áp theo Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng, chương trình phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi, Ban tổ chức chương trình “Tôn vinh Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam 2019” không trình được giấy cho phép từ văn phòng Thủ tướng. Hơn nữa, theo Quyết định 51, thời gian tôn vinh thương hiệu phải cách nhau 3 - 5 năm. Trong khi đó, năm 2018, chương trình này đã diễn ra nên nhanh nhất năm 2021 mới có thể tổ chức tôn vinh lần 2.Qua sự việc ồn ào của chương trình “Tôn vinh Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam 2019” để thấy quá nhiều khe hở khiến các đơn vị cố tình lách luật để vi phạm, tiếp tay cho thực tế loạn danh hiệu nữ hoàng, người đẹp.