Thưa ông, cả nước đang hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CM 4.0). Tuy nhiên, khảo sát của ILSSA, có gần 69% lao động ngành điện tử không có chuyên môn kỹ thuật cao, rất có nguy cơ bị sa thải. Làm cách nào để họ có việc làm bền vững?
Sở dĩ có tình trạng này là do thu hút đầu tư của chúng ta tập trung vào công đoạn gia công lắp ráp và sử dụng nhiều lao động phổ thông có tay nghề thấp. Một điểm nữa, tác động của cuộc CM 4.0 buộc các DN phải chạy đua với cạnh tranh, thay đổi và sử dụng công nghệ, dây chuyền mới. Với quy luật này, đòi hỏi yêu cầu về tay nghề và kỹ năng của người lao động (NLĐ) càng ngày càng cao.Kết quả nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy, hiện nay tỷ lệ lao động phổ thông, có tay nghề thấp còn cao. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo quá trình chuyển đổi công nghệ phải song song với đào tạo và đào tạo lại cho NLĐ. Chúng ta cũng biết, quá trình CM 4.0 đang xảy ra nhưng không thể trong ngày một ngày hai. Nhưng, điều quan trọng là cả DN và NLĐ phải nhận thấy sự thay đổi công nghệ, để cố gắng chuẩn bị các kỹ năng đáp ứng yêu cầu sản xuất. Ngoài ra, nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ cho NLĐ, DN trong việc đảm bảo việc làm. Ví dụ, nhà nước hỗ trợ quá trình đào tạo lại cho NLĐ; cung cấp các thông tin việc làm cho NLĐ khi họ không thể trụ lại trong quá trình đổi mới công nghệ ở DN. Một vấn đề nữa, chúng ta không thể tránh khỏi quy luật cung - cầu, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Thậm chí, chúng ta cần phải tôn trọng và có nhiều cách thức khác nhau để hỗ trợ. Chẳng hạn, khi NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì Quỹ này sẽ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề. Tất nhiên, trong quá trình NLĐ chờ tìm việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.Thực tế là chất lượng nguồn lao động ngành điện tử chưa đáp ứng nhu cầu DN. Chúng ta cần có thêm những giải pháp nào để công tác đào tạo nghề diễn ra tích cực, nhằm tránh việc học sinh, sinh viên (HS SV) ra trường phải đào tạo lại?Thực trạng này là do trước đây có sự tách rời giữa đào tạo và nhu cầu DN. Hiện nay, chúng ta đang có những định hướng cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp nên việc đào tạo nghề đã gắn kết yêu cầu DN, thị trường. Có rất nhiều DN, cơ sở sản xuất kinh doanh tích cực tham gia dạy nghề, cung cấp chuyên gia, tạo điều kiện cho HSSV đến thực tập. Những bước chuyển này đang có ảnh hưởng tích cực đến thị trường lao động. Cũng như, giảm thiểu những bất cập giữa bằng cấp và năng lực thực sự, HSSV tốt nghiệp ra mà không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.
Học sinh, sinh viên đang tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các DN tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội |
Thực tế, nhiều em đủ điểm vào trường đại học nhưng quyết định đi học nghề để ra trường có việc làm ngay, tương lai phát triển tốt hơn. Lại có nhiều em chọn khởi nghiệp, học những nghề mà các DN ở địa phương đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều.Cho nên, chúng ta không quá lo lắng về nhận thức, chuẩn bị nghề nghiệp của NLĐ Việt Nam. Tuy nhiên, cần có chính sách mạnh hơn, vào cuộc sâu hơn từ phía Chính phủ, cơ sở giáo dục, sau đó là các DN và bản thân NLĐ.Xin cảm ơn ông!
80% DN điện tử khó khăn tuyển lao động kỹ thuậtTại tọa đàm Thúc đẩy việc làm bền vững tại các DN điện tử ở Việt Nam, ngày 31/1, Viện ILSSA, thông tin: Số DN điện tử có xu hướng tăng mạnh trong 10 năm qua, từ 307 (năm 2005) lên 1.165 (năm 2015); đã tạo việc làm cho 453.181 người (năm 2016). Lao động nữ và lao động trẻ trong DN điện tử chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 68,95% và 86,67%.Tuy nhiên, lại có tới 68,75% lao động làm việc trong DN điện tử không có bằng cấp, chứng chỉ. Khảo sát nhu cầu kỹ năng trong kỷ nguyên công nghệ mới của ILSSA, có 80% DN điện tử cho biết đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động kỹ thuật. |