Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối góp phần làm ổn định đường máu, từ đó hạn chế được các biến chứng do bệnh gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về là thời gian mọi người quây quần đầm ấm trong bữa cơm gia đình. Cùng với đó là các nền nếp sinh hoạt cũng thay đổi nhiều: giờ ăn, cơ cấu và chủng loại món ăn cũng thay đổi. Vậy chúng ta cần làm gì để các hoạt động ngày Tết diễn ra vui vẻ mà vẫn kiểm soát được lượng glucose máu ổn định?
Để làm được điều đó thì người bệnh đái tháo đường cần trang bị cho mình những hiểu biết về thực phẩm và các nhóm thực phẩm để thay thế được đa dạng nhưng chất dinh dưỡng đưa vào không đổi; ăn đủ bữa, không bỏ bữa.
Các nhóm thực phẩm chính, đặc điểm và khuyến nghị sử dụng
Nên thay thế các thực phẩm trong cùng nhóm với nhau.
Ngày Tết, chủng loại thực phẩm và các món tuy có thể thay đổi đa dạng hơn, ngon hơn nhưng vẫn thuộc một trong các nhóm trên. Do vậy cần biết thực phẩm nào thuộc nhóm nào để dễ dàng thay thế và chuyển đổi đa dạng.
Các thực phẩm thông dụng trong ngày Tết
Thực phẩm thông dụng nhóm chứa nhiều chất bột đường ngày Tết
Một số thực phẩm thay thế:
1 lưng bát con cơm = 1 góc 1/8 chiếc bánh chưng vừa = 1 bát miến = 1 bát mì = 1 bát ngô = lưng bát xôi. (Lưu ý trước khi ăn các thực phẩm này nên sử dụng nhóm chất xơ trước)
Thực phẩm thông dụng nhóm rau ngày Tết
Các loại rau có thể thay thế cho nhau với lượng: 1 bát rau lá/ măng = 2 bát rau củ (su hào, cà rốt)/ rau quả (bầu bí/ su su).
Sử dụng mức độ vừa phải những món rau có chứa nhiều chất béo.
Thực phẩm thông dụng nhiều chất đạm ngày Tết
- Thay thế các món ăn nhóm chất đạm cho nhau
- Sử dụng một lượng vừa đủ
- Người bệnh phù, suy thận, suy tim cần chú ý giảm lượng muối trong các món ăn.
Thực phẩm thông dụng nhóm hạt ngày Tết
- Nên sử dụng vào bữa phụ
- Chú ý cần ăn số lượng hạn chế với người bệnh suy thận, người bệnh thừa cân béo phì.
Thực phẩm thông dụng nhóm đường ngọt ngày Tết
- Các thực phẩm này thường làm tăng nhanh lượng đường trong máu, do vậy nên sử dụng khi có dấu hiệu hạ đường máu, hạn chế sử dụng khi không bị hạ đường máu.
Đồ uống có cồn ngày Tết
- Sử dụng đồ uống có cồn không tốt cho người đái tháo đường.
- Khuyến cáo sử dụng không quá 1 đơn vị cồn/ ngày với nữ và không quá 2 đơn vị cồn/ ngày với nam.
Thực phẩm thông dụng nhóm nước ngọt ngày Tết
- Nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều đường hấp thu nhanh.
- Hạn chế sử dụng với người bệnh đái tháo đường nếu không có triệu chứng hạ đường máu.
Hoạt động thể lực:
- Ngày Tết tuy bận rộn, và lịch sinh hoạt có thể thay đổi nhưng người bệnh đái tháo đường vẫn nên dành thời gian để tập thể dục. Không nhất thiết phải là những bài tập phức tạp, có thể là đi bộ, đạp xe, tập yoga… khoảng 30 phút/ ngày, thực hiện khoảng 5 ngày/ tuần.