Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Có gì mới trong chính sách hướng Nam mới?

Cẩm Anh (Theo Diplomat)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chính sách hướng Nam mới của Tổng thống Hàn Quốc là trọng tâm của Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hàn Quốc đang diễn ra.

Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hàn Quốc đánh một dấu mốc mới cho mối quan hệ giữa Seoul với khu vực Đông Nam Á cũng như hiểu rõ hơn cách Tổng thống Moon Jae-in tiếp cận các cường quốc trung lưu ở châu Á-Thái Bình Dương với chính sách hướng Nam mới.

 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

Trong khi mối quan tâm của Hàn Quốc đối với Đông Nam Á và ASEAN không hề mới - Seoul từ lâu đã là đối tác kinh tế hàng đầu và là một cường quốc trung lưu châu Á - một trong những ưu tiên của ông Moon kể từ khi nhậm chức là tăng cường sự tập trung của Hàn Quốc vào Đông Nam Á và hơn nữa là ASEAN, dưới khái niệm gọi là Chính sách hướng Nam mới. Giới phân tích cho rằng những nỗ lực này sẽ “kết trái” tại Hội nghị, ví dụ như khả năng Hàn Quốc nâng tầm quan hệ với các quốc gia như Indonesia, tập trung cao độ vào tiểu vùng Me Kong hoặc thành lập Nhà văn hóa ASEAN để làm nổi bật phạm vi liên kết rộng lớn giữa hai bên. Bản thân ông Moon đã có “khoản đầu tư” cá nhân vào những nỗ lực này, bằng chứng là Tổng thống Hàn đã thăm cả 10 nước ASEAN kể từ lên nắm quyền.

Hội nghị tuần này sẽ đánh dấu đột phá quan trọng trong cả cách tiếp cận của chính quyền ông Moon đối với Đông Nam Á và chính sách đối ngoại của nước này nói chung. Đáng chú ý sẽ là Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm ASEAN- Hàn Quốc năm 2019 - tổ chức một loạt các sự phát triển để kỷ niệm 30 năm mối quan hệ hai bên nói chung - và Hội nghị thượng đỉnh Mekong-Hàn Quốc lần đầu tiên. Cả hai hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào ngày 25-27/11.

Việc chọn Busan – thành phố quê nhà của ông Moon làm nơi tổ chức Hội nghị cũng nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng mà cá nhân vị Tổng thống đặt vào tiến trình phát triển quan hệ giữa Hàn Quốc với Đông Nam Á. Dựa trên những lịch trình công khai, giới phân tích kỳ vọng trọng tâm của Hội nghị sẽ là an ninh, kinh tế, ngoại giao Nhân dân, và đặc biệt là nâng tầm quan hệ với những quốc gia then chốt như Việt Nam – với vị trí Chủ tịch ASEAN luân phiên trong năm 2020. Một bài bình luận trên The Straits Times trích lời ông Moon trong cam kết được công bố vào ngày 18/11 cho thấy sự nhấn mạnh vào một số lĩnh vực trong hợp tác ASEAN-Hàn Quốc như cơ sở hạ tầng, thành phố thông minh, môi trường bền vững và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông cũng đã tham khảo các tầm nhìn địa chính trị rộng lớn, bao gồm cả Ấn Độ-Thái Bình Dương của ASEAN và Chính sách miền Nam mới của Hàn Quốc.

Chắc chắn, Hội nghị lần này sẽ không loại bỏ những thách thức cũng như những câu hỏi nổi bật còn tồn tại đối với mối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc và giữa ông Moon đối với khu vực.

Dù đó là những vấn đề chung như ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc, hay chạm đến những lĩnh vực chưa tiến triển nhiều trong thời gian qua giữa ASEAN và Hàn Quốc như hợp tác an ninh.  Mốc kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Hàn Quốc vào năm 2019 là bước ngoặt trọng tâm để ông Moon quyết định hướng đi cho đà phát triển trong mối quan hệ với Đông Nam Á.