Ảnh minh họa. |
Một số cha mẹ đánh đòn con để trút cơn giận khi con cái không nghe lời, hoặc không đạt được kỳ vọng mà cha mẹ mong muốn. Ngoài ra, nếu trong gia đình có sự bất ổn về tài chính, hay sự bất hòa của chẹ mẹ thì việc trẻ bị đánh đòn diễn ra thường xuyên hơn.Việc đánh đòn con có thật sự mang lại hiệu quả trong việc dạy dỗ?Một nghiên cứu năm 2016 từ AAP cho kết quả, trong số 787 bác sĩ được khảo sát, chỉ 6% có thái độ tích cực với việc đánh đòn, trong khi chỉ 2,5% "mong đợi kết quả tích cực từ hình phạt này". Như vậy, việc đánh đòn không phải là hình thức kỷ luật trẻ hiệu quả, ngược lại nó còn khiến trẻ dễ dàng bị tổn thương cả về thể chất và lòng tự trọng.Đánh đòn không mang lại hiệu quả trong việc dạy con, bởi nó chỉ mang lại hiệu quả ngăn chặn hành động trong một thời gian ngắn mà không khiến thay đổi hành vi của trẻ. Ông Holden chia sẻ: bạn có thể đánh một đứa trẻ và chúng sẽ dừng lại vì giật mình. Tuy nhiên, đánh đòn không dạy trẻ phải làm gì tiếp theo và việc tạm dừng đó không ảnh hưởng đến tốc độ tổng thể của hành vi vào các ngày tiếp theo. "Đứa trẻ sẽ không nhớ những gì chúng làm sai mà chỉ tập trung vào nỗi đau khi bị đánh".Việc phải chịu những trận đòn thường xuyên sẽ khiến trẻ có hành vi hung hăng, chống đối xã hội. Chưa kể sau này khi trưởng thành trẻ cũng dễ áp dụng phương cách tương tự này với con cái của chúng như một vòng tuần hoàn.Việc bị đánh đòn còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ sẽ luôn lo lắng bị đánh đòn mỗi khi phạm lỗi, từ đó chúng sẽ tìm cách trốn tránh lỗi lầm bằng cách đổ thừa cho người khác.Đánh đòn cũng sẽ ảnh hưởng đến mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái, khiến con cái tự tạo khoảng cách, không dám tâm sự với cha mẹ mỗi khi gặp chuyện vì sợ bị đánh đòn.Như vậy, đánh đòn không phải là lựa chọn duy nhất trong việc dạy dỗ con cái. Với mỗi đứa trẻ ở độ tuổi khác nhau, cha mẹ hãy lựa chọn cách kỷ luật phù hợp.