Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Có nơi còn lúng túng, chủ quan khi ứng phó với mưa bão"

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phát biểu tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 1 và bão số 2, Phó Thủ trướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, công tác phòng chống, ứng phó với mưa bão có nơi còn bị động, lung túng, chủ quan...

Chiều 8/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn dự Hội nghị rút kinh nghiệm công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 1 và bão số 2. Hội nghị do Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức. 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, hai cơn bão số 1 và số 2 vừa qua đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng về người và tài sản. Nhờ sự chỉ  đạo, vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, sự chủ động trong phòng chống bão của người dân mà chúng ta đã giảm thiểu, hạn chế thấp nhất được thiệt hại về người và tài sản.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Qua hai cơn bão vừa qua, công tác phòng chống, ứng phó với mưa bão có nơi còn bị động, lung túng, chủ quan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Qua hai cơn bão vừa qua, công tác phòng chống, ứng phó với mưa bão có nơi còn bị động, lung túng, chủ quan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sau bão, công tác khắc phục hậu quả mưa bão, khôi phục sản xuất, hỗ trợ người dân những vùng bị thiệt hại được triển khai tích cực, khẩn trương.

Tuy nhiên, Phó Thủ trướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, công tác phòng chống, ứng phó với mưa bão có nơi còn bị động, lung túng, chủ quan; tính chủ động còn chưa cao, còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên; việc sơ tán, cưỡng chế người dân ra khỏi các vị trí nguy hiểm ở nhiều nơi chưa quyết liệt.

Các công trình xây dựng không được kiểm tra thường xuyên, các giải pháp hiệu quả trong phòng chống mưa lũ đối với các công trình xây dựng chưa thực sự được coi trọng; khả năng chống chọi của hệ thống các công trình hạ tầng còn nhiều hạn chế. Công tác dự báo mặc dù đã được triển khai tích cực nhưng vẫn chưa lường trước được những diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai; công tác tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên;…

Đề cập tới các nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, thời tiết, thiên tai đang diễn biến hết sức phức tạp. Trước hết, các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm khắc phục những hậu quả thiên tai.

Trong đó, tập trung tìm kiếm được những người còn mất tích; hỗ trợ, thăm hỏi những gia đình nạn nhân, người dân bị ảnh hưởng của mưa bão, không để hộ dân nào trong vùng bị ảnh hưởng của thiên tai bị thiếu đói; hết sức chú ý hỗ trợ nhân dân sửa chữa, xây dựng lại nhà bị hỏng, bị sập, bảo đảm cho nhân dân sớm ổn định cuộc sống và khôi phục lại sản xuất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ  đạo nâng cao năng lực của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và các cơ quan cảnh báo liên quan, trong đó đặc biệt quan tâm nâng cao nâng cao năng lực về công nghệ và về con người, thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế.

Các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tăng tần suất phát sóng, cảnh báo thiên tai. 

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tiếp tục rà soát, kiểm tra công tác phòng chống thiên tai của các ban chỉ đạo địa phương; đồng thời hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với thiên tai ở các cấp độ.

Các địa phương tiếp tục quan tâm kiện toàn các cơ quan thường trực phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, không ngừng nâng cao năng lực của lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khẳng định vai trò nòng cốt của lượng vũ trang trong công tác này.

Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, kiểm tra các công trình hạ tầng, kỹ thuật, bảo đảm an toàn hồ đập, các công trình xây dựng. Khẩn trương rà soát lại quy hoạch dân cư, xây dựng các phương án, quy hoạch và kế hoạch tổ chức thực hiện việc di dời dân cư ra khỏi các vùng, các khu vực nguy hiểm.