Kinhtedothi - Tập trung xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những mục tiêu quan trọng của Kế hoạch 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND TP về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 (Kế hoạch 166).
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư trong gần 2 năm qua, song hệ thống cơ sở hạ tầng của các xã khu vực miền núi vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập.
Hạ tầng chưa được đảm bảo
Trần Phú là xã miền núi duy nhất có đồng bào DTTS sống tập trung của huyện Chương Mỹ, chủ yếu là người dân tộc Mường. Xã được công nhận là xã dân tộc miền núi khu vực I theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Đến nhà văn hóa thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, ai cũng ngỡ ngàng vì nơi sinh hoạt cộng đồng này xập xệ, bị xuống cấp nghiêm trọng. Ngôi nhà ngói gần chục gian rộng rãi nhưng mái nhà đã bị dột vỡ lỗ chỗ, cỏ, rác vương vãi trên nền nhà. Bên ngoài hiên, người dân còn cột bò gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường. Không chỉ thôn Trung Tiến, nhiều thôn khác trên địa bàn xã Trần Phú cũng thiếu thốn cơ sở vật chất văn hóa. Ông Lê Anh Kiều - Chủ tịch UBND xã Trần Phú cho biết, toàn xã mới có 8/13 thôn có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói là diện tích, khuôn viên, trang thiết bị và công trình phụ trợ các nhà văn hóa đều chưa đảm bảo.
Dự án cải tạo, nâng cấp bai mương ở xã Yên Trung đang được hoàn thiện. Ảnh: Ánh Ngọc
|
Theo Kế hoạch 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND TP thì vốn đối ứng của huyện thực hiện các công trình là 20%. Tuy nhiên, do ngân sách của huyện còn hạn hẹp nên không có kinh phí để cấp vốn đối ứng cho các công trình. Ông ĐInh Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ |
Sáng 26/8, UBND huyện Quốc Oai đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Quốc Oai lần thứ II năm 2014. |