Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Công nghệ cao - chìa khóa thành công của ngành nông nghiệp Thủ đô

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhìn lại chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành nông nghiệp Thủ đô tự hào khi đạt được nhiều kết quả, nổi bật là thu nhập và đời sống của người nông dân được nâng lên rõ rệt.

Công nghệ cao - chìa khóa thành công của ngành nông nghiệp Thủ đô - Ảnh 1
Nhân dịp này, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, định hướng phát triển của ngành nông nghiệp Thủ đô là tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất.

Kết quả khả quan

Xin ông cho biết một vài nét khái quát về kết quả của ngành nông nghiệp đã đạt được trong những năm qua?

- Sau điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, Hà Nội có diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên 188.600ha. Dân số ở khu vực nông thôn là 4,11 triệu người, chiếm tỷ lệ 57% dân số toàn TP. Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp
Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng toàn TP đạt khoảng 300.000ha, trong đó diện tích lúa đạt trên 203.000ha, sản lượng bình quân xấp xỉ 1,2 triệu tấn/năm (chiếm tỷ lệ 2,75% sản lượng lúa toàn quốc). Về chăn nuôi, TP hiện có trên 1,4 triệu con lợn, trên 166.000 con trâu, bò và trên 24,5 triệu con gia cầm. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 396.000 tấn/năm. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 1,75%/năm.
ủy Đảng, chính quyền, trong các năm qua, sản xuất nông nghiệp Thủ đô tiếp tục được duy trì và phát triển.

Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu quả, diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được coi trọng. Hiện nay, 100% giống lúa được cấp I hóa, 100% diện tích ngô được gieo trồng bằng giống lai. Tỷ lệ lợn ngoại và lợn hướng nạc đạt 75%, tỷ lệ đàn bò lai Sind đạt trên 70% tổng đàn... Nông nghiệp Thủ đô bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung cho năng suất và giá trị thu nhập cao như vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cam Canh, bưởi Diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa tập trung tại các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì và Mê Linh…

Chỉ còn khoảng một năm nữa là kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng TP khóa XV. Với những kết quả như hiện nay, liệu ngành nông nghiệp Thủ đô có đạt được các chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 2010 - 2015 không, thưa ông?

- Ngành nông nghiệp Hà Nội có 3 nhiệm vụ chính: Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho 4 triệu dân sống ở nông thôn; cung cấp nhu cầu nông sản cho khoảng 10 triệu dân và xây dựng nông thôn mới (NTM) để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái thăm mô hình trồng cam Canh tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Thiện Quang
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái thăm mô hình trồng cam Canh tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Thiện Quang
Hiện nay, các chỉ tiêu như giá trị thu nhập trên 1ha canh tác, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp...
Sở NN&PTNT Hà Nội tiền thân là Sở Canh nông Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 10-CN/ND ngày 30/11/1954 của Bộ Canh nông. Sau 60 năm xây dựng và phát triển, từ Sở Canh nông với hơn 100 cán bộ, CNVC đến nay, bộ máy tổ chức của Sở NN&PTNT Hà Nội đã lớn mạnh bao gồm 7 phòng chức năng và Thanh tra Sở, 9 Trung tâm, 8 Chi cục, 8 Ban quản lý (trong đó có 5 Ban quản lý dự án). Biên chế hành chính, sự nghiệp được giao năm 2014 là 3.171 chỉ tiêu. Năm 2014, Sở NN&PTNT Hà Nội đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
đều cơ bản đạt được chỉ tiêu Đại hội Đảng TP khóa XV đề ra. Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là chỉ tiêu xây dựng NTM, đến năm 2015 TP có 40% số xã đạt chuẩn NTM. Tính đến nay, 100% số xã trên địa bàn TP đã được phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng NTM. Kết quả thực hiện đã có 50 xã đạt chuẩn NTM được TP công nhận, 153 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu chí, 148 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí, 50 xã đạt và cơ bản đạt từ  5 - 9 tiêu chí. Năm 2014 phấn đấu có thêm 62 xã đạt chuẩn NTM. Do đó, khả năng sẽ đạt được chỉ tiêu theo kế hoạch vào năm 2015.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

Sau dồn điền đổi thửa, Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều nông dân quan tâm là công nghệ bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu nông sản... vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

- Đúng là hiện nay khâu sơ chế nông sản sau thu hoạch trên địa bàn TP mới chủ yếu do nông dân tự làm, các DN tham gia còn rất ít. Bước đầu chỉ có một số DN đầu tư vào giết mổ tập trung rồi mang đi tiêu thụ, việc sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm còn hạn chế. Đối với một số sản phẩm như đậu tương vụ Đông nếu không được sơ chế, bảo quản sẽ nhanh hỏng, nhất là khi thu hoạch vào thời tiết mưa. Tóm lại, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch vẫn là câu chuyện dài cần phải giải quyết của ngành nông nghiệp Thủ đô. Bởi vậy, trong định hướng xây dựng các chuỗi giá trị nông sản, chúng tôi đã tính đến việc này.

Còn về thương hiệu nông sản, hiện nay nhiều sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội đã có thương hiệu như chè Ba Vì, sữa Ba Vì, nhãn chín muộn Hoài Đức, cam Canh, bưởi Diễn, ổi Đông Dư... Vấn đề là khi xây dựng được các chuỗi giá trị nông sản thì thương hiệu của sản phẩm mới được phát huy.

Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Xin ông cho biết, tiến độ triển khai đề án này của Hà Nội hiện nay?

- Được sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và UBND TP, hiện nay, Sở NN&PTNT đã xây dựng xong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp TP Hà Nội bao gồm tái cơ cấu lại tổ chức và tái cơ cấu sản xuất, trọng tâm là xây dựng các chuỗi giá trị sản xuất nông sản. Ví dụ, chuỗi sản xuất thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm), chuỗi thủy sản, chuỗi rau, hoa, quả... Việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, sơ chế đến chế biến, tiêu thụ đảm bảo nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được dán tem, nhãn mác nhận diện rồi chuyển tới tay người tiêu dùng. Qua đó, giúp cho người tiêu dùng yên tâm mua sản phẩm nông nghiệp của TP.

Một vấn đề quan trọng nữa trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô là ứng dụng CNC vào sản xuất. Hiện nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc dồn điền đổi thửa (hơn 97% diện tích), xây dựng được các vùng chuyên canh tập trung và ứng dụng CNC vào sản xuất. Trong đó phát huy các lợi thế về cây, con của Thủ đô như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn, chuối... Về chăn nuôi, ngoài sản phẩm gia cầm, cần tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Hiện nay, chúng ta đang triển khai mô hình chăn nuôi bò BBB có hiệu quả tốt, tiến tới xây dựng thương hiệu thịt bò Hà Nội gắn kết từ khâu chăn nuôi tới cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Như ông nói, ứng dụng CNC vào sản xuất vừa là yêu cầu, vừa là định hướng của ngành nông nghiệp Thủ đô. Được biết, UBND TP cũng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Xin ông cho biết, công việc này đã được triển khai như thế nào?

- Hiện nay, Sở NN&PTNT phối hợp cùng với các sở, ngành đã xây dựng, trình UBND TP chính sách ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. Dự kiến, khoảng tháng 6 - 7/2015 Thường trực HĐND TP sẽ xem xét, thông qua. Trong đó, TP sẽ hỗ trợ mua và tập huấn khoa học công nghệ, hỗ trợ một phần hạ tầng tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực như sản xuất giống cây, con, xây dựng nhà kính, công nghệ bảo quản, sơ chế...

TP cũng đã quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng CNC tại Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Trong đó, có dành diện tích để trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành về Thủ đô. Một phần diện tích lớn dành cho các DN thuê để sản xuất nông nghiệp CNC. Đặc biệt, một phần diện tích bố trí xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC do Sở NN&PTNT trực tiếp thực hiện.

Để ứng dụng được CNC vào sản xuất và xây dựng các chuỗi giá trị nông sản không thể thiếu được vai trò của DN. Tuy nhiên, hiện nay nhiều DN không mấy mặn mà đầu tư vào nông nghiệp do rủi ro cao, lợi nhuận thấp. TP đã có chính sách gì thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn?

- Về chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, TP đã ban hành Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016. Tiếp đó là Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 16.

 Năm 2013, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho UBND trình HĐND TP thông qua chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung giai đoạn 2014 - 2020, chính sách khuyến khích phát triển nghề và làng nghề TP, chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn... Đặc biệt, trong Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC của TP cũng có những chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp. Hy vọng, với những chính sách này và môi trường đầu tư được cải thiện, ngày càng nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp Thủ đô, trở thành trụ đỡ vững chắc cho người nông dân trong sản xuất.

Xin cảm ơn ông!