Công nhận huyện Chương Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố về đích xây dựng nông thôn mới.

Huyện Chương Mỹ đã huy động được gần 7.500 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp...
Huyện Chương Mỹ đã huy động được gần 7.500 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp...

Cụ thể, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định 634/QĐ-TTg công nhận huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định 635/QĐ-TTg công nhận thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định 636/QĐ-TTg công nhận thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, thành phố Ninh Bình, thành phố Sầm Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Chương Mỹ huy động được gần 7.500 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp... Trong đó, người dân đóng góp hơn 1.200 tỷ đồng (đóng góp 98.279 ngày công, hiến 2.286m2 đất thổ cư, 57ha đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nông thôn, nội đồng và 1.064 tỷ đồng tiền mặt, hiện vật...) để xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2017 đến năm 2021 thành phố Ninh Bình đã đầu tư gần 230 tỷ đồng xây dựng 31 công trình của 3 xã: Ninh Tiến, Ninh Nhất, Ninh Phúc. Để đẩy mạnh phát triển sản xuất, thành phố đã khai thác tốt tiềm năng thế mạnh trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 65 triệu đồng, tăng 27 triệu đồng/người/năm so với năm 2015. 100% người dân được sử dụng nước sạch theo quy định, 

Giai đoạn 2010-2020, tốc độ giá trị sản xuất của thành phố Sầm Sơn đạt 14,8%, giá trị sản xuất đạt hơn 5.060 tỷ đồng và năm 2021 đạt 7.373 tỷ đồng. Hoạt động du lịch có nhiều đổi mới, khai thác ngày càng có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế. Nhiều tập đoàn lớn trong nước đã đầu tư về Sầm Sơn, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng du lịch, hạ tầng xã hội khang trang, hiện đại. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đã đạt hơn 53,36 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố liên tục giảm, hiện còn 0,45%.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần