Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido đang cố lật đổ chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro. Vào tháng 1, Guaido đã viện dẫn hiến pháp để tự nhận là tổng thống lâm thời nước này khi cho rằng cuộc bầu cử của ông Maduro hồi 2018 là bất hợp pháp. Hôm 30/4 vừa qua, Guaido thậm chí đã kêu gọi người dân nổi dậy khiến bạo lực nổ ra tại các cuộc biểu tình chống chính phủ, đẩy Venezuela đến điểm khủng hoảng mới sau nhiều năm hỗn loạn chính trị và kinh tế. |
Mỹ là quốc gia sớm công nhận Guaido là tổng thống lâm thời và cũng là một trong những sự ủng hộ quốc tế có tiếng nói nhất của phe đối lập Venezuela. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt trong nỗ lực loại bỏ ông Maduro, đồng thời không ít lần đe dọa sự can thiệp của quân đội dù khả năng đó đến nay được ghi nhận là không rõ ràng ở Washington. Ảnh: Tổng thống Trump tiếp vợ của Juan Guaido tại Nhà Trắng. |
Nga - một nhà đầu tư lớn trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela và cũng là quốc gia hỗ trợ cho vay mới nhất của quốc gia Nam Mỹ - đã đứng về phía Tổng thống đương nhiệm Maduro khi kêu gọi sự tôn trọng vấn đề nội bộ mỗi quốc gia, đồng thời chỉ trích sự can thiệp của Washington. |
Quốc gia lớn nhất Nam Mỹ và hàng xóm của Venezuela, Brazil - dưới thời tân Tổng thống Jair Bolsonaro, đã ủng hộ Guaido trong khi mô tả ông Maduro là một nhà độc tài. Tuy nhiên mới đây, chính phủ Bolsonaro tuyên bố rằng họ không có ý định can thiệp quân sự tại Venezuela. |
Tướng lĩnh hàng đầu của quân đội Venezuela đến nay vẫn một mực trung thành với Tổng thống Maduro, bất chấp lời kêu gọi của phe đối lập hay sự đào tẩu ở một số cấp dưới. Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino (phải) hôm 30/4 tuyên bố các lực lượng vũ trang sẽ tiếp tục bảo vệ hiến pháp và 'các cơ quan hợp pháp', cũng như các căn cứ quân sự nước này vẫn hoạt động bình thường. |
Trung Quốc - một trong những chủ nợ quan trọng của chính phủ Venezuela - cũng đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống Maduro. Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã đề nghị giúp đỡ quốc gia Nam Mỹ về y học và nguồn cung cấp điện sau một loạt sự cố mất điện diện rộng tại Venezuela. |
Hầu hết các chính phủ lớn khác ở Nam Mỹ đang ủng hộ Guaido, bao gồm Argentina, Colombia, Chile và Peru. Ảnh: Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido chụp ảnh cùng Tổng thống Colombia, Ivan Duque (phải) sau cuộc họp của Tập đoàn Lima tại Bogota. |
Đồng minh lâu năm của Mỹ và cũng là thành viên NATO - Thổ Nhĩ Kỳ - đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ Tổng thống Maduro và nói rằng lời kêu gọi khởi nghĩa của Guaido là một thách thức đối với trật tự hiến pháp. Quốc gia Bắc Mỹ Mexico cũng đã gạt bỏ sự phản đối của chính phủ trước đây đối với ông Maduro và thúc giục các bên đối thoại. |
Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha và hơn chục thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU) đã công nhận Guaido là Tổng thống lâm thời hồi tháng 2 năm nay. EU nói rằng họ muốn một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Venezuela hơn là một giải pháp quân sự. Ảnh: Juan Guaido chụp ảnh sau một cuộc họp tại trụ sở Liên minh châu Âu tại Brasilia. |
Một số chính phủ cánh tả Mỹ Latinh, bao gồm Cuba, Bolivia và Nicaragua, tiếp tục ủng hộ chính quyền Maduro. Sự ủng hộ của Havana dành cho Caracas đã khiến Washington mới đây đã tăng cường các biện pháp trừng phạt để gay áp lực. Ảnh: Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cuba Miguel Diaz-Canel (phải) nói chuyện với Tổng thống Maduro tại Cung điện Cách mạng ở Havana. |
Iran đã lên tiếng ủng hộ Maduro và chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với chính phủ này - tương tự những gì mà Washington đang làm với Tehran. Đầu tháng này, một phái đoàn của quốc gia Hồi giáo đã đến thăm Venezuela để thảo luận về việc mở đường bay mới vào thời điểm nhiều hãng hàng không đã dừng bay đến quốc gia Nam Mỹ. |
Tòa án tối cao Venezuela vẫn kiên quyết đứng sau nhà lãnh đạo hượp pháp của mình, đưa ra một phán quyết hồi tháng 1 rằng mọi hành động của quốc hội do Guaido lãnh đạo đều vô hiệu lực. |