Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Ngãi:

Cúc vừa chớm nụ, nhiều nhà vườn đã hết sạch hoa

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Dù hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng nhiều nhà vườn ở "thủ phủ" hoa của Quảng Ngãi đã được thương lái đến hỏi mua và đặt cọc.

Những ngày này, nông dân ở xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa) đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình chăm sóc hoa trước khi xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: Hà Phương
Những ngày này, nông dân ở xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa) đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình chăm sóc hoa trước khi xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: Hà Phương
Các hộ trồng hoa cúc chia sẻ, năm nay thời tiết khá thuận lợi, không có lũ lụt nên cúc phát triển tốt, ít hư hại. Ảnh: Hà Phương
Các hộ trồng hoa cúc chia sẻ, năm nay thời tiết khá thuận lợi, không có lũ lụt nên cúc phát triển tốt, ít hư hại. Ảnh: Hà Phương
Nhiều chậu cúc đã bắt đầu chớm nụ, hứa hẹn một vụ hoa có chất lượng cao. Ảnh: Hà Phương
Nhiều chậu cúc đã bắt đầu chớm nụ, hứa hẹn một vụ hoa có chất lượng cao. Ảnh: Hà Phương
Ông Võ Hùng (38 tuổi, thôn Thới Bình, xã Nghĩa Hiệp) trồng 1.500 chậu cúc, gấp đôi so với năm trước và khoảng 500 chậu hồng. "Toàn bộ số hoa đã được tiểu thương đến hỏi mua, đặt tiền cọc", ông Hùng nói. Ảnh: Hà Phương
Ông Võ Hùng (38 tuổi, thôn Thới Bình, xã Nghĩa Hiệp) trồng 1.500 chậu cúc, gấp đôi so với năm trước và khoảng 500 chậu hồng. "Toàn bộ số hoa đã được tiểu thương đến hỏi mua, đặt tiền cọc", ông Hùng nói. Ảnh: Hà Phương
Tại thôn Đồng Viên (xã Nghĩa Hiệp), gia đình ông Bùi Phát (51 tuổi) đang tất bật nhổ cỏ, phun thuốc phòng bệnh. Ảnh: Hà Phương
Tại thôn Đồng Viên (xã Nghĩa Hiệp), gia đình ông Bùi Phát (51 tuổi) đang tất bật nhổ cỏ, phun thuốc phòng bệnh. Ảnh: Hà Phương
"Vụ Tết này tôi trồng hơn 1.000 chậu cúc. Thời tiết hay có mưa dầm nên phải chủ động phun thuốc chống nấm và giúp lá xanh tươi. Phần lớn hoa trong vườn cũng đã được đặt mua", ông Phát cho hay. Ảnh: Hà Phương
"Vụ Tết này tôi trồng hơn 1.000 chậu cúc. Thời tiết hay có mưa dầm nên phải chủ động phun thuốc chống nấm và giúp lá xanh tươi. Phần lớn hoa trong vườn cũng đã được đặt mua", ông Phát cho hay. Ảnh: Hà Phương
Theo tìm hiểu, năm nay giá vật tư, phân bón, điện... đều tăng nhưng giá hoa cúc ở Nghĩa Hiệp vẫn tương đương năm trước. Ảnh: Hà Phương
Theo tìm hiểu, năm nay giá vật tư, phân bón, điện... đều tăng nhưng giá hoa cúc ở Nghĩa Hiệp vẫn tương đương năm trước. Ảnh: Hà Phương
Nhiều năm qua, xã Nghĩa Hiệp nức tiếng gần xa với sản phẩm hoa phục vụ thị trường Tết. Đây cũng là vùng trồng hoa cúc lớn nhất nhì miền Trung. Hoa cúc Nghĩa Hiệp được đưa đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành: Quảng Nam, TP Đà Nẵng, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên... Ảnh: Hà Phương
Nhiều năm qua, xã Nghĩa Hiệp nức tiếng gần xa với sản phẩm hoa phục vụ thị trường Tết. Đây cũng là vùng trồng hoa cúc lớn nhất nhì miền Trung. Hoa cúc Nghĩa Hiệp được đưa đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành: Quảng Nam, TP Đà Nẵng, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên... Ảnh: Hà Phương
Thương lái khắp nơi tìm đến tận vườn để hỏi mua và đặt cọc. Ảnh: Hà Phương
Thương lái khắp nơi tìm đến tận vườn để hỏi mua và đặt cọc. Ảnh: Hà Phương
Ngoài cúc, nông dân xã Nghĩa Hiệp còn trồng thêm các loài hoa khác như dạ yến thảo, vạn thọ, hoa hồng... Ảnh: Hà Phương
Ngoài cúc, nông dân xã Nghĩa Hiệp còn trồng thêm các loài hoa khác như dạ yến thảo, vạn thọ, hoa hồng... Ảnh: Hà Phương
Tuy nhiên, vụ hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, số lượng hồng được trồng ít hơn bởi thời tiết không phù hợp. Ảnh: Hà Phương
Tuy nhiên, vụ hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, số lượng hồng được trồng ít hơn bởi thời tiết không phù hợp. Ảnh: Hà Phương
Việc đa dạng các loại hoa vừa phục vụ nhu cầu của thị trường, vừa góp phần tăng thu nhập cho người trồng. Ảnh: Hà Phương
Việc đa dạng các loại hoa vừa phục vụ nhu cầu của thị trường, vừa góp phần tăng thu nhập cho người trồng. Ảnh: Hà Phương
Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp Võ Thị Thịnh cho hay, năm nay toàn xã có hơn 500 hộ trồng hoa, dự tính cung cấp cho thị trường Tết hơn 300.000 chậu hoa các loại, chủ yếu là hoa cúc, tăng khoảng 5-7% so với năm trước. Ảnh: Hà Phương
Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp Võ Thị Thịnh cho hay, năm nay toàn xã có hơn 500 hộ trồng hoa, dự tính cung cấp cho thị trường Tết hơn 300.000 chậu hoa các loại, chủ yếu là hoa cúc, tăng khoảng 5-7% so với năm trước. Ảnh: Hà Phương
Theo bà Thịnh, sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận nhãn hiệu “Hoa Nghĩa Hiệp" và trở thành sản phẩm đạt OCOP 3 sao, thương hiệu hoa Nghĩa Hiệp càng được biết đến rộng rãi hơn. Tết Nguyên đán 2023, Nghĩa Hiệp rơi vào tình trạng "cháy hàng", không đủ hoa cung cấp cho thị trường. Ảnh: Hà Phương
Theo bà Thịnh, sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận nhãn hiệu “Hoa Nghĩa Hiệp" và trở thành sản phẩm đạt OCOP 3 sao, thương hiệu hoa Nghĩa Hiệp càng được biết đến rộng rãi hơn. Tết Nguyên đán 2023, Nghĩa Hiệp rơi vào tình trạng "cháy hàng", không đủ hoa cung cấp cho thị trường. Ảnh: Hà Phương
Để nâng tầm sản phẩm đặc trưng của địa phương, chính quyền xã Nghĩa Hiệp cũng đang tập trung đưa hoa lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ. Bên cạnh đó, triển khai thử nghiệm các loại hoa để làm trà. "Hiện trà hoa cúc đã có sản phẩm và dự kiến sẽ triển khai rộng, cung cấp cho thị trường", bà Thịnh chia sẻ. Ảnh: Hà Phương
Để nâng tầm sản phẩm đặc trưng của địa phương, chính quyền xã Nghĩa Hiệp cũng đang tập trung đưa hoa lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ. Bên cạnh đó, triển khai thử nghiệm các loại hoa để làm trà. "Hiện trà hoa cúc đã có sản phẩm và dự kiến sẽ triển khai rộng, cung cấp cho thị trường", bà Thịnh chia sẻ. Ảnh: Hà Phương