Chiến thắng tiếp theo của ông Trump
Ngày 4/12, Tòa án Tối cao Mỹ đã cho phép thực thi đầy đủ lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 6 nước Hồi giáo chiếm đa số, Triều Tiên và Venezuela của Tổng thống Trump. Đây được xem là một chiến thắng tiếp theo cho Tổng thống Donald Trump sau khi cả Thượng viện và Hạ viện đã thông qua kế hoạch cải cách thuế của ông hồi tuần trước. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions gọi quyết định của tòa Tối cao là “một chiến thắng to lớn đối với sự an toàn và an ninh của người Mỹ”.
Theo đó, lệnh cấm nhập cảnh sẽ được thực thi đầy đủ dù vẫn còn một số thách thức pháp lý ở các tòa án cấp thấp hơn. Phán quyết được đưa ra với tỷ lệ 7/9 vị thẩm phán đồng ý. Tòa Tối cao cũng cho phép dỡ bỏ 2 lệnh cấm từ tòa án cấp tiểu bang trước đó đối với lệnh cấm nhập cảnh mới nhất mà ông Trump kí vào ngày 24/9 đối với 8 nước. Theo đó, công dân các nước Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia và Chad không có mối liên hệ (bao gồm có người thân hoặc có liên hệ chính thức với các tổ chức tại Mỹ) sẽ không được cảnh vào Mỹ. Hai nước không có cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số có trong lệnh cấm là Triều Tiên và Venezuela.
Tòa án Tối cao Mỹ đã cho phép thực thi đầy đủ lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump. |
Việc đưa Triều Tiên vào danh sách các nước có công dân bị cấm nhập cảnh vào Mỹ là một bước tính toán của chính quyền Tổng thống Trump nhằm bởi những người chỉ trích cho rằng lệnh cấm của ông Trump phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Nhưng sự có mặt của Triều Tiên trong danh sách khiến sắc lệnh này trở nên thuyết phục hơn vì lý do an ninh quốc gia. Còn với Venezuela, chỉ một số quan chức chính phủ Venezuela và người thân trong gia đình họ bị cấm nhập cảnh do một số vướng mắc về ngoại giao.
Cuộc chiến pháp lý chưa dừng lại
Tuy nhiên, sắc lệnh di trú được sửa đổi vào tháng 9 và gặp không ít thách thức pháp lý tại các tòa án cấp dưới. Theo đó, các tòa án này cho rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump có nội dung vi phạm Hiến pháp Mỹ về tự do tôn giáo, khiến tòa Tối cao Mỹ hồi tháng 10 phải ra quyết định chấp thuận kháng cáo của chính quyền Tổng thống Trump, đồng thời thu hẹp phán quyết của các tòa án cấp dưới và cho phép một phần của sắc lệnh di trú được đưa vào thực hiện.
Vì vậy, mặc dù tòa Tối cao Mỹ đã ra phán quyết thực thi toàn bộ lệnh cấm, nhưng cuộc chiến pháp lý quanh sắc lệnh nhập cư vẫn chưa kết thúc. Quyết định cho phép thực thi lệnh cấm nhập cảnh này không phải là một lệnh vĩnh viễn mà chỉ được phép thực hiện trong khi chờ phán quyết từ các phiên tòa cấp dưới và hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi các phán quyết tiếp theo.
Hiện chính quyền của Tổng thống Trump đang đối mặt với 2 thách thức pháp lý tại các tòa liên bang Maryland và bang Hawaii vì cho rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh phân biệt rõ ràng dựa trên quốc tịch và do đó vi phạm luật liên bang. Trong tuần này, vụ việc sẽ được đưa ra Tòa phúc thẩm tại khu vực 9 (tại San Francisco) và khu vực 4 (tại Richmond) để xét xử.
Ngoài ra, ngay sau khi Tòa án tối cao Mỹ thông qua sắc lệnh, 2 thẩm phán bỏ phiếu chống sắc lệnh này ở Tòa án tối cao là ông Ruth Bader Ginsburg và ông Sonia Sotomayer đã tuyên bố sẽ cự tuyệt chấp nhận yêu cầu của chính phủ.
Hành trình sắc lệnh nhập cư của ông Trump: - Sắc lệnh nhập cư lần 1 được ban hành cuối tháng 1/2017. - Sau khi bị các tòa án liên tiếp đình chỉ, ngày 6/3, sắc lệnh nhập cư sửa đổi được ban hành - Sắc lệnh này bị thẩm phán liên bang ở bang Wisconsin ra phán quyết đình chỉ áp dụng và toà Tố tụng Hình sự Mỹ khu vực 4 ở Virginia bác bỏ. - Ngày 1/6, chính quyền của ông Trump đã kháng cáo lên Toà Tối cao. - Tháng 9, khi sắc lệnh cũ hết hạn, Tổng thống Mỹ đưa ra phiên bản thứ 3. Sắc lệnh này vấp phải phản đối của Tòa án bang Maryland và Hawaii. - Ngày 4/12, Tòa án Tối cao cho phép thực thi đầy đủ sắc lệnh |