Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cuộc dập lửa có "1-0-2" ở Gia Lai

Theo Báo giao thông
Chia sẻ Zalo

Chữa xong đám cháy, tóc các chiến sĩ bết lại, chuyển màu mùn cưa, toàn bộ áo quần cũng buộc phải tiêu huỷ vì keo dính bám.

1h14 sáng nay (2/5), sau khi nhận được tin báo đám cháy bùng phát xảy ra tại cơ sở sản xuất bột nhang Bốn Hương (449/Trường Sơn, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai), lực lượng Cảnh sát Phòng CS Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (PCCC), công an tỉnh Gia Lai ngay lập tức điều động lực lượng tới hiện trường chỉ sau ít phút.

 Lực lượng PCCC dập lửa tại hiện trường.

Tại đây, 68 cán bộ, chiến sĩ PCCC vật lộn với ngọn lửa dữ bùng phát bởi vật liệu làm hương nên đa phần là vỏ gỗ bời lời và các vật liệu mùn khác nên bén cháy rất nhanh. Khi đám cháy bùng lên cùng với đó là các vật liệu có sẵn tinh dầu toả ra khiến cho cán bộ chiến sĩ ai cũng cay mắt, khó thở. Không những thế, đối với vật liệu mùn chế hương đã trộn keo dính, sau khi bị tưới đẫm nước thì trở thành dung dịch keo bám vào hết áo quần chiến sĩ, giày ủng và ống dẫn nước cứu hoả.

 Lực lượng PCCC tỉnh Gia Lai đang thu đường ống nước sau dập đám cháy.

"Cái chất keo này vừa trơn trượt, vừa bám đầy người khiến cho lực lượng cứu hoả rất khó để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên với nỗ lực cao nhất, các chiến sĩ đã khống chế ngọn lửa chỉ trong hơn 3 tiếng đồng hồ", Thượng tá Trần Văn Tuấn, Phó phòng Cảnh sát PCCC tỉnh Gia Lai trực tiếp chỉ huy đám cháy cho biết.

 Một chiến sĩ PCCC tỉnh Gia Lai bị keo và mùn cưa bết vào áo quần và tóc...

Trao đổi tại hiện trường, Thượng tá Tuấn cho biết, cơ sở sản xuất xay xát bột nhang rộng 10.000m2 do ông Đinh Hương (SN 1955 làm chủ). Mặc dù là cơ sở chứa những vật liệu dễ cháy nhưng cơ sở sản xuất bột nhang Bốn Hương rất thiếu ý thức trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, các thiết bị phòng chống cháy được lắp đặt một cách đối phó. Có hệ thống chữa cháy nhưng không đấu nối với nguồn nước. Hơn nữa, cơ sở này từng xảy ra cháy nhưng không rút kinh nghiệm.

 Đôi ủng bị bám đầy keo dính.

Cũng theo Thượng tá Tuấn, đây là cuộc dập lửa công phu và kỳ lạ nhất trong sự nghiệp của mình. "Tóc bị các chiến sĩ bê bết keo dính, từ đen chuyển sang màu ... mùn cưa, bết lại. Sau cuộc dập lửa này, các áo quần của chiến sĩ buộc phải tiêu huỷ vì kéo dính bám vào không thể dùng được nữa nên buộc phải huỷ".

Hiện nguyên nhân vụ cháy, con số thiệt hại vẫn đang được điều tra, thống kê.