Taxi trả khách tại Trung tâm thương mại Royal city. Ảnh: Chiến Công
|
Các DN taxi phải ngồi lại với nhau, hiệp thương chia sẻ thị phần phục vụ để tránh tình trạng mật độ taxi phân bố không đều, dẫn đến cả làng cùng kéo nhau… ế khách. Bên cạnh đó, các hãng taxi cần áp dụng tốt hơn nữa công nghệ thông tin vào kinh doanh, dịch vụ để giảm giá thành vận tải.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội
Bùi Danh Liên
|
Ai hưởng lợi?
Theo nhiều lái xe taxi, mức ăn chia hiện nay giữa hãng và lái xe thường là 50 - 50 nếu tài xế góp xe, “thuê” thương hiệu của hãng để kinh doanh. Nếu xe của hãng thì tài xế phải thuê với mức 400.000 - 500.000 đồng/ngày/xe, hoặc trừ chi phí nhiên liệu, lái xe hưởng 47% doanh thu. Và, bất kể ăn chia theo hình thức nào thì lái xe đều phải tự chịu mọi chi phí sửa chữa, rủi ro. Đây thực chất là một hình thức kinh doanh giấy phép với lợi nhuận khổng lồ của các DN taxi. Mật độ taxi càng dày đặc, người lái xe càng vất vả, DN càng có lý do để kêu ca “lỗ - lãi” trong khi xoa tay hưởng lợi và chây ì giảm giá cước.
Các hãng taxi có thể cạnh tranh, “đấu đá” nhau trên nhiều lĩnh vực nhưng riêng vấn đề giữ giá cước thì họ rất đồng lòng. DN nhỏ chờ DN lớn hành động để làm theo, DN lớn thì đồng loạt im lìm, không hề có động thái điều chỉnh giá phù hợp với thực tế. Một tài xế taxi cho biết đang phải thuê xe của hãng đi làm, nhận khoán mức 800.000 đồng/ngày, hụt khoán bị phạt trừ vào phần chia. Tài xế này than thở: “Muốn giảm cước để chiều khách, nhất là trong bối cảnh Grab, Uber đang cạnh tranh khốc liệt nhưng giá là do hãng quy định, mình không thể tự giảm được; khách kêu, mất khách cũng vẫn phải nộp đủ doanh thu như thường”. Thực tế đó cho thấy, dù giá nhiên liệu lên hay xuống, dù có khách hay không, lỗ - lãi vẫn chỉ là chuyện của người lái xe, giá cước cao ngất ngưởng thì hành khách chịu thiệt, còn DN taxi luôn luôn được lợi.
Minh Tường
|