Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cước taxi Việt Nam đắt gấp đôi Singapore

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - So với thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Singapore, cước taxi tại Hà Nội đang cao hơn 26,4 - 60% và ở TPHCM cao hơn 66,7 - 78,2%. Cước taxi tại Hà Nội đang cao hơn Singapore 26,4 - 60% và ở TPHCM cao hơn 66,7 - 78,2%.

Chia sẻ về sự chênh lệch này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho biết, người tiêu dùng đang chịu nhiều thiệt hại khi các doanh nghiệp vận tải không chịu giảm giá cước, mặc dù giá xăng dầu đã giảm 5 lần liên tiếp (khoảng 16,73%) trong 3 tháng vừa qua.

 
So với thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Singapore, cước taxi tại Hà Nội đang cao hơn 26,4-60%
So với thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Singapore, cước taxi tại Hà Nội đang cao hơn 26,4-60%
Đưa ra quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thoả, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hội thẩm định giá Việt Nam cũng thừa nhận, giá cước taxi ở Việt Nam hiện nay đang cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực. Giá cước taxi trung bình ở Bangkok là 3.800 đồng/km (6 bath), ở Manila là 5.700 đồng/km (11,93 peso), ở Jakarta là 6.300 đồng/km (4.000 Rupiah) và thậm chí là ở Singapore cũng chỉ 8.700/km (0,55 USD).

Đáng chú ý, so với giá cước tại Singapore, một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, giá cước taxi tại Hà Nội (từ 11.000 - 13.900 đồng/km) đang cao hơn từ 26,4% đến 60%, ở TP.HCM (từ 14.500 - 15.500 đồng/km) đang cao hơn tới 66,7% đến 78,2%.

Phân tích rõ hơn, ông Thoả cho biết, nếu so với mức giá trước ngày 4/7/2015 thì xăng đã giảm 16,3%, dầu diesel giảm 17,21%. Như vậy, khi xăng dầu giảm mà các yếu tố cấu thành giá khác (như khấu hao, tiền lương…) trong khoảng 2 tháng qua không có biến động tăng thì giá cước với xe chạy xăng có thể giảm tối đa 884 đồng/km.

“Cơ chế thị trường cho phép doanh nghiệp tự định giá theo các tín hiệu khách quan của thị trường; tức là phải có lên, có xuống khi các yếu tố hình thành giá thay đổi: tăng hoặc giảm; không “neo giá” hoặc cố định giá khi các yếu tố cấu thành giá đã thay đổi. Xăng dầu vừa qua giảm mà doanh nghiệp không giảm giá kịp thời, vừa không thực hiện đúng yêu cầu của cơ chế thị trường vừa không thực hiện đúng quy định của Luật Giá”, ông nhấn mạnh.

Theo thông báo của Bộ Công Thương gửi cho VINASTAS (ngày 3/9/2015), xăng RON 92 giảm giá 1.198 đồng/lít, giá bán xuống mức 17.338 đồng/lít; xăng E5 giảm giá xuống còn 16.843 đồng/lít; dầu diesel 0.05S xuống còn 13.310 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S xuống còn 9.351 đồng/kg.

Như vậy, trong năm nay, kể từ khi lập đỉnh 20.711đồng/lít vào ngày 19/6/2015, sau 5 lần giá xăng dầu giảm liên tiếp, nhưng giá cước vận tải vẫn hầu như không nhúc nhích. Nhiều hãng taxi vẫn giữ nguyên giá cước đối với các dòng xe Getz, Giant i10, Kia Moring là 6.000đ với km đầu tiên, từ km thứ 2 đến km thứ 30 là 11.000đ/km, từ km thứ 31 trở đi 9.000đ/km.

Việc chi phí đầu vào giảm nhưng giá cước không giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng còn bị thiệt kép khi giá cả những mặt hàng liên quan khác cũng vin vào đó để “neo giá”.