Nhưng đến ngày 14/7, mọi hoạt động tại bãi xe này vẫn diễn ra bình thường, Công ty Bảo Yến mới phá dỡ được khoảng 10% diện tích 5.000m2 sân bê tông xây dựng trái phép.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Nam Hồng cho biết: "Kế hoạch cưỡng chế vi phạm của Công ty Bảo Yến do xã xây dựng đã được UBND huyện Đông Anh phê duyệt. Theo đó, ngày 24/6, xã cưỡng chế công trình vi phạm của Công ty Bảo Yến; nhưng ngày 8/6, Công ty Bảo Yến có đơn xin tự phá dỡ, nên UBND xã đã… tạo điều kiện cho Công ty Bảo Yến để hạn chế thiệt hại. Nhưng đến 14/7, Công ty Bảo Yến mới phá dỡ được khoảng 300/5.000m2 sân bê tông xây dựng trái phép". Vẫn theo ông Trần Văn Cường, việc cưỡng chế chỉ tiến hành với diện tích 5.000m2 sân bê tông, còn các công trình như nhà bảo vệ, văn phòng, xưởng sửa chữa… của Công ty Bảo Yến không thuộc diện cưỡng chế. Trước câu hỏi vì sao các công trình gắn liền khu sân 5.000m2 không bị cưỡng chế, ông Phạm Tiến Hoàng - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hồng cho biết: "Đây là những công trình được chính quyền xã Nam Hồng (nhiệm kỳ trước) ký hợp đồng cho Công ty Bảo Yến thuê đất làm bến xe và họ đã xây dựng từ lâu nên không đưa vào kế hoạch cưỡng chế"? Khi phóng viên đề nghị cung cấp các hợp đồng thuê đất đối với khu nhà văn phòng, nhà bảo vệ… nhưng lãnh đạo xã trả lời không được bàn giao hồ sơ từ những người tiền nhiệm? Được biết, thời gian huyện Đông Anh tạo điều kiện để Công ty Bảo Yến di chuyển phương tiện tại bãi đỗ xe sai phép là 4 ngày tính từ 24/6. Nhưng đến ngày 15/7, Công ty Bảo Yến vẫn cố tình chây ì, "câu giờ". Bên trong bãi, nhiều xe vẫn dừng đỗ, ra vào vô tư, không hề có dấu hiệu chấp hành quyết định giải tỏa của cơ quan chức năng. Chiều 15/7, phóng viên đã đề nghị được vào hiện trường khu đất có công trình vi phạm để ghi nhận thực tế việc tự tháo dỡ của Công ty Bảo Yến nhưng lãnh đạo xã Nam Hồng cương quyết từ chối với lý do cán bộ chuyên môn đi vắng, không có người dẫn đường.
Bến xe buýt của Công ty Bảo Yến những ngày trước lịch cưỡng chế của UBND xã Nam Hồng. |