Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đảm bảo an toàn nợ quốc gia

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế, mặc dù Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có mức nợ công ở mức trung bình, các khoản nợ vẫn nằm trong nhóm an toàn (thanh toán đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn)...

Song các đại biểu tại Hội thảo - Triển lãm Vietnam Finance 2012 - VF 2012 sáng 20/9 vẫn cho rằng, tốc độ tăng dư nợ công và tỷ lệ nợ công/GDP tại Việt Nam vẫn đang tiến gần đến ngưỡng đáng lo ngại. 

Đảm bảo an toàn nợ quốc gia - Ảnh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh nhấn mạnh, mong muốn của Chính phủ là quyết liệt trong việc giảm chi tiêu công, đặc biệt là chi tiêu thường xuyên và đầu tư công để thực hiện giảm bội chi và giảm nợ công, đưa nền kinh tế vào trạng thái phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Theo Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Bộ Tài chính đang triển khai đồng bộ các biện pháp. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như: Tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế; Các cơ quan có liên quan cần có chính sách điều hành tốt kinh tế vĩ mô để tăng thu ngân sách Nhà nước, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường dự trữ ngoại tệ để cải thiện chỉ số nợ và các cân đối lớn của nền kinh tế…

Các trao đổi, thảo luận cũng đề xuất các giải pháp, ứng dụng công nghệ hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu của ngành tài chính đang trở nên ngày một cần thiết.

Hội thảo - Triển lãm Vietnam Finance 2012 - VF 2012 với chủ đề "Tăng cường bền vững tài khóa: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và Giải pháp công nghệ hiện đại" bế mạc vào ngày 21/9.