Thực hành hát Then chính thức được ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. |
Thông tin này không còn nhận được nhiều háo hức hay cơn bão truyền thông như lần đầu Việt Nam được xướng tên tại các kỳ công nhận của UNESCO. Bởi vì, có người nói rằng nhiều danh hiệu chưa mang lợi ích lợi cho di sản, hoặc cũng thêm hành động làm hỏng di sản.
Điểm đếm theo thời gian những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh gồm: Nhã nhạc cung đình Việt Nam (năm 2008), Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2008), Dân ca quan họ Bắc Ninh (2009), Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (2010), Hát xoan Phú Thọ (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012), Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (2014), Nghi lễ và trò chơi kéo co (2015, di sản đa quốc gia gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines, Campuchia), thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (2016), Nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam (2017), ca trù được ghi danh trong Danh sách các di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (2009). Và thực hành Then (tháng 12/2019) là di sản gần nhất được UNESCO xướng tên.
13 di sản văn hóa phi vật thể với nhiều quốc gia trên thế giới đó là niềm mơ ước, nhưng với mảnh đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú như Việt Nam, danh sách này sẽ còn nối dài hơn nữa trong những năm tiếp theo. Không thể nói danh hiệu di sản phi vật thể thế giới không góp phần hữu ích cho di sản. Bởi vì, nhìn vào các động thái bảo tồn di sản sau ghi danh của các địa phương cho thấy những danh hiệu đã góp phần cứu di sản. Nếu không có danh hiệu, chắc chắn UBND tỉnh Bắc Ninh khó lòng đưa ra được đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh và ca trù giai đoạn 2013 - 2020, chắc chắn không có nhiều không gian thực hành cũng như có nhiều người biết hát quan họ như hiện nay.
Nếu không có danh hiệu của UNESCO, UBND tỉnh Phú Thọ đã không thúc đẩy chế độ đãi ngộ tốt cho nghệ nhân để có được không gian truyền dạy khắp các địa bàn trong tỉnh cùng một lớp trẻ say mê hát xoan. Hoặc cũng từ danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể thế giới, du khách tìm đến lắng nghe nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên… nhiều hơn, giúp các địa phương xây dựng được nhiều điểm đến từ di sản. Dẫu rằng, trong cách bảo tồn và phát huy không thiếu chuyện nọ chuyện kia, đó là việc tạo kỷ lục hàng ngàn người hát quan họ, đó là việc biến tướng di sản tín ngưỡng thờ Mẫu thành thực hành các hình thức mê tín dị đoan… Nhưng có bảo tồn, phát huy sẽ có cách làm đúng và cách làm sai, để từ đó rút kinh nghiệm đối với các di sản sau đó. Có những di sản sau ghi danh đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp như hát xoan, có di sản mãi còn chật vật như ca trù. Nhưng không vì thế đánh đồng giá trị của danh hiệu.
Việc UNESCO vinh danh di sản của Việt Nam là góp phần mở rộng sự hiện diện của Viêt Nam trên bản đồ di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Danh hiệu vẫn là cần thiết vừa để quảng bá di sản Việt Nam, vừa giúp thế hệ hôm nay bảo tồn và phát huy tốt hơn tài sản của cha ông để lại cho thế hệ mai sau.