Thực tế Hà Nội đang phải giải bài toán hiện đại hóa các tên đường nhưng không làm lu mờ giá trị văn hóa lịch sử đặc trưng hàng nghìn năm văn hiến.
Gần 1.200 tên đường đã được đặtHàng năm, Hà Nội luôn tiến hành đặt, đổi tên đường, phố, công trình công cộng vào các dịp giữa hoặc cuối năm. Quy trình đặt và đổi tên cũng rất công phu, chặt chẽ từ nhận đề xuất đặt tên đường của quận, huyện; tiếp nhận tên từ nhiều nguồn để đưa vào ngân hàng tên đường, thông qua hội đồng khoa học, lấy ý kiến Nhân dân, sau đó trình HĐND xem xét. Mục tiêu của quy trình đặt tên đường phố là tạo thuận lợi cho công tác quản lý, sinh hoạt của Nhân dân. Bên cạnh đó, việc dùng tên địa danh, danh nhân góp phần tuyên truyền truyền thống của địa phương, của Thủ đô cũng như của dân tộc. Đến nay, Hà Nội có 1.119 tuyến đường, phố, công trình công cộng đã có tên qua các thời kỳ.
Trục đường kết nối Trung tâm TP Hà Nội với Sân bay Quốc tế Nội Bài mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Phạm Hùng |
Cách đặt khoa học của tên đường Hà Nội có được nhờ một phần công lao của Đốc lý thời Chính phủ Trần Trọng Kim – cụ Trần Văn Lai; sau đó là thị trưởng Trần Duy Hưng. Các tên phố luôn tuân thủ những quy tắc cụm, mỗi cụm ứng với một triều đại. Những cung đường quận Hoàn Kiếm - trung tâm Thủ đô, thường gắn với tên các vị danh nhân thời kỳ đầu dựng nước. Các phố Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ đều là những con đường lớn nằm gần mạn Hồ Gươm lịch sử. Tản mác quanh đó là những cái tên như Đinh Liệt, Đinh Lễ... Các con phố thời nhà Trần cũng được sắp xếp cùng nhau. Đường Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông nằm sát ngay phố Yết Kiêu, Dã Tượng, Đỗ Hành... Về sau, những người làm công tác quản lý vẫn kế tục quy tắc đặt tên để có những con phố thi nhân như: Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân, Trịnh Công Sơn… xung quanh khu vực Hồ Tây.Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, Hà Nội đang danh nhân hóa tên đường, nhiều tên danh nhân chưa xứng đáng để đặt tên. Nhưng, theo thống kê của Sở VH&TT Hà Nội, hiện nay, trong gần 1.200 tên đường được đặt tỷ lệ tên danh nhân và địa danh tương đương nhau. Một vài năm gần đây, Hà Nội cũng bắt đầu hạn chế đặt tên danh nhân, ưu tiên tên địa danh, hoặc di tích lịch sử.Thuận cho quản lý, tiện cho sinh hoạt5 năm trở lại đây, mỗi năm Hà Nội có ít nhất 30 tên đường, phố và công trình công cộng được đặt và đổi tên mới. Bởi đô thị Hà Nội phát triển mạnh, nhiều phố nhiều đường mới mọc lên và chưa có tên. Năm 2017, Sở VH&TT Hà Nội nhận được đề nghị đặt tên mới hơn 100 tên đường từ các quận, huyện.
Với thực tế nhu cầu đặt tên đường mới ngày càng lớn, để phục vụ cho công tác quản lý, thuận tiện cho một đô thị hiện đại, và để giải quyết hiện thực tên phố phường đang bị danh nhân hóa, sau khi hợp nhất Hà Nội và Hà Tây, nên đổi hướng đánh số các tên đường? Nhà sử học Dương Trung Quốc – thành viên Hội đồng tư vấn đặt và đổi tên đường phố Hà Nội cho rằng: “Đánh số tên đường là cách làm phổ biến ở New York (Mỹ) và thủ đô nhiều nước khác. Nhưng trước mắt, Hà Nội chỉ nên nghiên cứu đặt tên theo số cho những khu vực mới, sau đó trên cơ sở thực tế tìm những tên gọi phù hợp. Nghĩa là vừa gọi tên địa danh vừa đánh số, kết hợp hài hòa cả hai yếu tố sẽ vừa tích hợp hiện đại, vừa giữ được bản sắc đặt tên đường”. Đồng quan điểm này, Nguyễn Ngọc Tiến - người vẫn được gọi là nhà văn về Hà Nội, cũng cho rằng: “Nếu cần đặt tên đường theo số, tôi nghĩ ta có thể quy hoạch những khu riêng”. Theo các chuyên gia, Hà Nội có bề dày văn hóa, lịch sử hàng ngàn năm, lớp trầm tích văn hóa vì thế cũng dày không kém và tên đường phố là một phương diện thể hiện sự bản sắc văn hóa đó. Chính vì vậy, đôi khi những con số cơ học sẽ không phù hợp với khu đô thị cổ".Tuy nhiên, việc đánh số tên đường không chỉ diễn ra ở nước ngoài, mà ở Việt Nam đã thực hiện đánh số xóm. “Tên truyền thống với tên mới song song tồn tại ở các địa phương cũng nhiều rồi. Cho nên tôi nghĩ chọn tên hay số hoàn toàn phải tuỳ thuộc đặc điểm khu phố mới, có thể do yêu cầu của địa phương không áp đặt” – GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn đặt và đổi tên đường tên phố Hà Nội bày tỏ.Chủ trương của Hà Nội là đánh số để tích hợp công tác quản lý hiện đại cho đô thị hiện đại. Tuy nhiên, cho dù chọn đánh số hay đặt tên theo phương pháp truyền thống, Hà Nội luôn đưa mục tiêu phù hợp và tiện cho sinh hoạt đời sống của người dân lên trên hết.