Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dầu Iran cạnh tranh với Nga "chảy" vào Trung Quốc

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Iran đang giảm giá dầu thô nhằm giành chỗ đứng tại thị trường chủ chốt Trung Quốc, trong bối cảnh Nga cũng muốn tăng cường xuất khẩu năng lượng cho Bắc Kinh. 

Cụ thể, theo Bloomberg, Trung Quốc đã trở thành một điểm đến quan trọng đối với dầu của Nga trong bối cảnh Moscow chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt và cấm vận dầu liên quan đến chiến sự tại Ukraine.

Các cơ sở học dầu Giai đoạn 3 mới tại nhà máy thuộc Công ty TNHH Ngôi sao vùng Vịnh ở Bandar Abbas, Iran. Ảnh: Bloomberg. 
Các cơ sở học dầu Giai đoạn 3 mới tại nhà máy thuộc Công ty TNHH Ngôi sao vùng Vịnh ở Bandar Abbas, Iran. Ảnh: Bloomberg. 

Trong bối cảnh đó, Tehran quyết tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng xuất khẩu này tại một trong số ít thị trường còn lại cho các lô hàng dầu thô vốn đã bị hạn chế đáng kể bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 5, với việc nhà sản xuất OPEC + vượt qua đồng minh Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Nhà phân tích Vandana Hari của Vanda Insights tại Singapore, cho biết: “Sự cạnh tranh giữa dầu của Iran và Nga có khả năng diễn ra ở thị trường Trung Quốc và điều này hoàn toàn có lợi cho Bắc Kinh”.

“Điều này cũng có khả năng khiến các nhà sản xuất vùng Vịnh không yên tâm khi chứng kiến ​​các thị trường lớn của mình được hưởng dầu thô giá rẻ," ông Vandana cho biết. 

Dữ liệu chính thức của Trung Quốc chỉ liệt kê số lượng dầu nhập khẩu từ Iran 3 tháng kể từ cuối năm 2020, bao gồm cả tháng 1 và tháng 5 năm nay, nhưng số liệu của bên thứ ba cho thấy dòng dầu thô ổn định. Sau khi giảm nhẹ vào tháng 4, nhập khẩu đã đạt hơn 700.000 thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6, theo Kpler. 

Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc được là những khách hàng "béo bở" của Nga và Iran. Giá nhiên liệu đầu vào rẻ vô cùng quan trọng với họ. Những đơn vị này không được vận chuyển nhiên liệu ra thị trường nước ngoài, nơi giá cả tăng cao do nguồn cung khan hiếm. Thay vào đó chỉ cung cấp cho thị trường nội địa và hiện đã chịu lỗ trong những tháng gần đây do tác động từ các lệnh phong tỏa của Trung Quốc vì Covid-19.