Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Để đạo đức báo chí đi vào cuộc sống có hiệu quả

Trần Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 16/11, Hội nhà báo Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Xây dưng quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam".

Để đạo đức báo chí đi vào cuộc sống có hiệu quả - Ảnh 1
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu tại hội thảo.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã tham gia thảo luận, góp ý, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam phù hợp với Luật Báo chí 2016 và pháp luật hiện hành như: Cần sửa chữa, bổ sung một số câu, từ ở điều 2 "Thực hiện nghiêm Hiến pháp và Luật Báo chí"; Sắp xếp một số tiêu chí khoa học hơn ở điều 3 "Tôn trọng sự thật, khách quan, công tâm..."; "Đạo đức báo chí đi vào cuộc sống có hiệu quả"...

Trân trọng tiếp thu và đánh giá cao tinh thần tham gia góp ý của các nhà báo lão thành và hội viên Hội Nhà báo Việt Nam về sửa đổi, bổ sung quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhấn mạnh, việc xây dựng quy định đạo đức người làm báo Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng của các cấp hội. Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam gồm 9 điều được Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII ban hành đến nay.
Sau 11 năm thực hiện, nhiều nội dung không còn phù hợp với hoạt động báo chí và Luật Báo chí 2016, một số nội dung mới vừa bổ sung. Các nhà báo cần chú trọng phân tích, thảo luận những điểm mới, những việc được làm và không được làm với cơ quan báo chí và người làm báo, những nội dung thường gặp trong tác nghiệp. Đặc biệt, những vấn đề nảy sinh trong hoạt động tác nghiệp của nhà báo mà luật không thể chế tài đầy đủ nhưng nếu hành xử là vi phạm đạo đức người làm báo. Đồng thời, trên cơ sở đó, Ban soạn thảo sẽ họp, tiếp tục cân nhắc và chỉnh sửa, tập hợp ý kiến để báo cáo bổ sung ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam cho phù hợp với tình hình trong giai đoạn mới.