Cũng theo ông Long, hiện nay số lượng xe hợp đồng dưới 9 chỗ được cấp phù hiệu tại TP Hồ Chí Minh là dưới 20.000 xe trong khi đó, từ năm 2010 đến nay, số lượng xe taxi vẫn giữ nguyên khoảng 11.000 xe. Chính sự phát triển này áp đảo này đã và đang thu hẹp thị phần của taxi truyền thống một cách nhanh chóng, đẩy taxi truyền thống vào thế thua ngay trên sân nhà, do giảm lượng khách, giảm lái xe, giảm doanh thu.
Bên cạnh đó, chính sách thuế cũng là một trong những nguyên nhân khiến các DN taxi truyền thống vô cùng bức xúc. Cụ thể, theo ông Hỷ, trong khi các hãng taxi truyền thống đang phải chịu nhiều loại thuế, trong đó có 2 loại thuế khá cao là thuế giá trị gia tăng 10% và thuế thu nhập DN là 20%. Trong khi đó, đối với Uber, Bộ Tài chính áp thuế cho Uber theo thuế suất 3% thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được hưởng. Để đảm bảo công bằng các cơ quan chưc năng nên cáp dụng thống nhấ chính sách thuế cho taxi truyền thống và xe hợp đồng – Grab và Uber. Ví dụ, thuế giá trị gia tăng VAT hoặc là 10% hoặc là 5% trên doanh thu. Dù có xé lẻ, tách nhỏ doanh thu cho từng bộ phận thì tổng thuế phải nộp cũng dựa trên cơ sở tỷ lệ 100% doanh thu. “Chúng tôi kiến nghị thuế giá trị gia tăng các DN kinh doanh taxi Grab và Uber nên ở mức 5%”. – ông Hỷ cho biết.
Cũng liên quan đến hoạt động của Grab và Uber, ông Đỗ Quốc Bình – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, Uber hay Grab cũng cần được quản lý như taxi truyền thống, tức chịu 10% trên tổng doanh thu chuyến đi, và chịu 20% thuế thu nhập DN như các hãng taxi truyền thống đang áp dụng.