Tuy nhiên, để nông dân thực sự làm chủ KHCN, trở thành điểm tựa cho nông nghiệp Thủ đô phát triển bền vững, cần có thêm những cơ chế hỗ trợ cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng và địa phương.
Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ caoNhờ ứng dụng KHCN vào sản xuất, đến nay vùng bãi xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm) đã trở thành nơi trồng chuối chất lượng cao của Hà Nội. Ông Nguyễn Viết Đoàn, xã Kim Sơn trồng 5.000 gốc chuối tiêu hồng nuôi cấy mô, trung bình mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng. "Trồng chuối theo quy trình VietGAP và được chứng nhận nên việc tiêu thụ sản phẩm quả cũng thuận lợi hơn” - ông Đoàn chia sẻ.Tại huyện Chương Mỹ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Chương Mỹ Chu Văn Khang cho biết, những năm gần đây, HND huyện đã phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển từ thụ tinh lợn, bò trực tiếp sang thụ tinh nhân tạo với nhiều giống chất lượng cao. Hiện tại, giống bò BBB đã chiếm 47% tổng đàn bò của huyện và hơn 90% đàn lợn là giống chất lượng cao.
Chuyên gia nông nghiệp chuyển giao kỹ thuật trồng rau mầm công nghệ cao cho nông dân Đan Phượng. Ảnh: Ngọc Ánh |
Nhằm giúp người nông dân tiếp cận, nắm bắt những tiến bộ KHCN và làm chủ một số công nghệ cao (CNC), công nghệ mới, chỉ tính riêng năm 2020, các cấp HND TP Hà Nội đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức hơn 1.800 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật cho 188.126 lượt cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác về kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp.Những kết quả đạt được trong việc đưa KHCN đến với người nông dân cũng như ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, ứng dụng KHCN đóng góp hơn 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, hàng năm Hà Nội cung ứng ra thị trường hơn 100 triệu giống gia cầm, chưa kể các giống vật nuôi, cây trồng khác.Cần thêm cơ chế hỗ trợPhó Chủ tịch Thường trực HND TP Hà Nội Dương Thị Hằng nhìn nhận, số nông dân trên địa bàn TP được tiếp cận, đủ khả năng làm chủ KHCN vẫn chưa như kỳ vọng. Hạn chế này xuất phát từ cơ chế hỗ trợ của các cơ quan chức năng cũng như việc tạo điều kiện để nông dân tiếp cận KHCN. Đáng nói, chương trình tập huấn KHCN cho nông dân nhiều lúc, nhiều nơi chưa căn cứ theo nhu cầu, còn dàn trải.
“Để nâng cao khả năng tiếp cận KHCN cho nông dân, ngành nông nghiệp và các huyện nên lựa chọn các mô hình, nội dung phù hợp, lồng ghép vào chương trình đào tạo nghề nông thôn. Đồng thời, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho nông dân xây dựng mô hình ứng dụng CNC” - bà Dương Thị Hằng nhấn mạnh.Nhiều ý kiến đề nghị, TP cần nghiên cứu, tạo cơ chế xây dựng tại mỗi huyện, thị xã một trung tâm trợ giúp nông dân, hợp tác xã. Đặc biệt, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất hàng hóa, cần hướng dẫn nông dân tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Sở sẽ phối hợp với HND TP, các địa phương lồng ghép chương trình đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học và công nghệ cho nông dân qua nhiều hình thức như: Xây dựng các mô hình khuyến nông; tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn để tăng tính liên kết 4 nhà. Đồng thời, thông qua các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp xây dựng vùng chuyển đổi để tạo nguồn vốn, đưa máy móc giúp nông dân tiếp cận công nghệ sản xuất tự động.
"Điều cốt yếu là người nông dân cần phát huy tính tự chủ, tích cực học hỏi. Thời gian tới, Ứng Hòa tiếp tục liên kết với DN để cùng nông dân xây dựng các mô hình nông nghiệp CNC. Mặt khác, huyện sẽ hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tạo các kênh bán hàng, kênh giới thiệu sản phẩm trên mạng internet." - Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng |