Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết: Thời gian qua, ngành Du lịch Việt
Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành Du lịch còn một số hạn chế khiến sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của người dân và du khách. Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hoá sâu sắc; còn thiếu cơ chế, chính sách phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường.
Khách sạn 5 sao JW Marriott Hà Nội. |
Ngày 16/01/2017 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW và Thành ủy Hà Nội đã ban hành nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 16/6/2016 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được kỳ vọng sẽ khắc phục những tồn tại, yếu kém và đưa Du lịch phát triển xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước và thủ đô Hà Nội đối với ngành Du lịch.
Vì vậy, TP Hà Nội mong muốn được nghe ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương trong cả nước thể hiện tinh thần cầu thị, quyết tâm phát triển du lịch thủ đô thành trung tâm du lịch lớn nhất nước của thành phố Hà Nội.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, Hà Nội cần khắc phục 3 vấn đề để thúc đẩy du lịch phát triển. Đó là định vị phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến thương hiệu và phát triển cơ sở lưu trú.
Ông Tuấn cho biết, theo thống kê, từ tháng 11/2011 cho đến nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội chỉ có thêm 4 khách sạn 4-5 sao, gồm: Khách sạn Marriott, Apricot, khách sạn và căn hộ khu vực Landmark - Keang Nam và khách sạn căn hộ khu vực Lotte; với tổng số phòng 1.200 phòng. Trong khi đó, nhiều địa phương khác đã có các tổ hợp lưu trú quy mô lớn từ 4.000 – 6.000 phòng. “Bởi, với lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng trưởng trên 10% như hiện nay đã khiến Thủ đô có phần lúng túng về cơ sở lưu trú cao cấp. Nếu mức tăng là 30% thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Các đại biểu tham dự Hội nghị cho rằng, thành phố Hà Nội đang rất thiếu các khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế cho du khách trong nước. Thủ đô thiếu các thương hiệu lữ hành tầm cỡ để cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng cao, bảo đảm cho du khách nước ngoài trước các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ ứng xử đối với du khách… Ngoài ra, du lịch Hà Nội cũng cần cải thiện cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá thương hiệu để trở thành trung tâm du lịch của cả nước và là đầu mối liên kết với du lịch các tỉnh, thành phố khác.
Hội nghị còn ghi nhận nhiều ý kiến của các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển du lịch phản ánh về những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh, như môi trường cạnh tranh còn chưa bình đẳng, chính sách thuế, cho thuê đất với doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển chưa có sự linh hoạt để khuyến khích du lịch phát triển, các quy định giao thông bất hợp lý..., sáng kiến đề xuất không gian áo dài tại phố đi bộ…
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đỗ Đình Hồng chia sẻ, ngành Du lịch hoan nghênh và tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp, các vấn đề sẽ được nghiên cứu và từng bước tháo gỡ.
Về vấn đề phát triển cơ sở lưu trú, ông Đỗ Đình Hồng cho biết, Hà Nội đã quy hoạch một số địa điểm để xây dựng khách sạn cao cấp đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch, từ nay đến 2020 Hà Nội sẽ có thêm 4- 5 khách sạn 5 sao để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.
Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã đưa ra mục tiêu: Trong 5 năm tới, thành phố sẽ xây thêm 20 khách sạn cao cấp, tương đương với khoảng 20.000 phòng lưu trú; gần bằng tổng số phòng khách sạn cao cấp của Hà Nội hiện nay. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản để biến du lịch thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Nội.
Các địa điểm dự kiến xây dựng khách sạn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (gần Hồ Gươm) như: 22-32 Lý Thái Tổ; 22-24 Hàng Bài; 39 Hai Bà Trưng. Bên cạnh đó, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng khách sạn tại số 1 Bà Triệu; cải tạo lại khách sạn Hòa Bình…
Thành phố cũng dự kiến xây khách sạn quy mô trên 300 phòng tại khu vực đầu phố Thái Hà (quận Đống Đa), khách sạn 500 phòng tại Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), khách sạn hơn 300 phòng tại Thụy Khuê (quận Ba Đình), khách sạn 600 phòng (huyện Đông Anh)...