Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đến ngày 15/9, 100% người dân TP Hồ Chí Minh phải được tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19

Việt Hùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 11/ 9, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn khẩn số 6511-SYT-NVY về kết luận giao ban công tác phòng, chống dịch tại TP Thủ Đức và các quận, huyện. Trong đó, nhấn mạnh việc khẩn trương chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố chuẩn bị cho giai đoạn sau ngày 15/9/2021.

Sở Y tế đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tập trung thực hiện các nội dung quan trọng. Cụ thể:
Về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2, theo Sở Y tế, đến 11/9 Thành phố cơ bản đã hoàn thành xét nghiệm đợt 2; một số quận, huyện đã hoàn thành tiến độ của đợt 3. Tuy nhiên, một số quận, huyện còn chậm so với kế hoạch, tỷ lệ hoàn thành xét nghiệm tại vùng xanh còn thấp dưới 80%. Do vậy, cần phải tăng tốc lấy mẫu xét nghiệm, phấn đấu đến ngày 15/9/2021 người dân ở vùng đỏ, vùng cam được xét nghiệm ít nhất 3 lần và mỗi người dân ở các vùng còn lại được xét nghiệm ít nhất 1 lần hoặc mỗi hộ gia đình được xét nghiệm ít nhất 2 lần.
TP đã thực hiện cung ứng và sử dụng thuốc cho 86.000 người F0 nhận túi thuốc A-B và 8.463 người F0 nhận túi thuốc C. Sở Y tế đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại các địa phương cần tăng tốc việc cấp túi thuốc A-B cho người F0 ngay sau khi phát hiện; đồng thời, tăng cường và giám sát việc cấp phát thuốc A-B, đặc biệt là túi thuốc C cho người F0. Khi phát gói thuốc C phải giải thích cho người F0 hiểu rõ về tác dụng của thuốc, cách theo dõi và phát hiện những triệu chứng bất thường; cho người F0 ký đồng thuận và lập danh sách để theo dõi, giám sát.
Người dân xếp hàng chờ tiêm phòng Covid-19 trước cửa trung tâm y tế, phường 13, quận Tân Bình.

Trong thời gian qua, Thành phố tiếp nhận rất nhiều loại vaccine được sản xuất theo các công nghệ khác nhau, tùy thừng thời điểm mỗi loại vaccine sẽ có số lượng khác nhau, do đó tiêm mũi 2 theo đúng loại vaccine đã được tiêm mũi 1 là rất khó đảm bảo trong điều kiện nguồn cung vaccine khan hiếm như hiện nay.
Sở Y tế đề nghị UBND quận, huyện và Thành phố Thủ Đức triển khai thực hiện theo khuyến cáo của Hội đồng tư vấn chuyên môn của Bộ Y tế: Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2; Tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đảm bảo đến ngày 
Để bổ sung nguồn nhân lực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở y tế, Sở Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện và Thành phố Thủ Đức cần chủ động tiếp nhận các tình nguyện viên là người F0 đã khỏi bệnh đủ các điều kiện theo hướng dẫn của Sở Y tế và chủ động bố trí công tác cho các tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu cách ly F0, bệnh viện dã chiến của địa phương hoặc tham gia công tác chăm sóc F0 tại nhà.
Nhằm hỗ trợ các quận, huyện trong công tác điều phối, vận chuyển người F0 đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện, phường, xã, thị trấn, Sở Y tế đã phân công Tổ điều phối chuyển bệnh của Sở Y tế chủ động hằng ngày rà soát số lượng người F0 đang cách ly tại các cơ sở cách ly để yêu cầu các cơ sở cách ly tập trung chuyển bớt số F0 lên các bệnh viện dã chiến thuộc Thành phố để tránh gây quá tải cho các khu cách ly của quận, huyện. Đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện chỉ đạo người phụ trách các cơ sở cách ly tập trung phối hợp với Tổ điều phối chuyển bệnh của Sở Y tế chuyển người bệnh lên tuyến trên để được chăm sóc tốt hơn.
Đối với vai trò của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 trong công tác chăm sóc và quản lý người F0 trên địa bàn. Theo kết quả giám sát của Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, hiện nay chỉ có khoảng 70% người F0 đang cách ly tại nhà được nhận các túi thuốc. Để công tác chăm sóc và quản lý người F0 trên địa bàn được kịp thời, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa phương phải quản lý được danh sách người F0 của địa bàn và tổ chức cấp phát thuốc tận nhà cho người F0 đang cách ly tại nhà.
Theo đó, mỗi phường, xã, thị trấn cần huy động nguồn nhân lực trên địa bàn tham gia các nhóm chuyên trách: (1) nhóm chuyên lập và cập nhật danh sách người F0 mỗi ngày, trực thuộc Ban Chỉđạo phường, xã, thị trấn và quận, huyện; (2) nhóm phát túi thuốc đến nhà của người F0 (huy động các tổ dân phố, khu phố, tổ Covid cộng đồng,...), (3) nhóm chuyên sàng lọc từ xa và chuyển danh sách F0 có nguy cơ hoặc có triệu chứng nặng đến trạm y tế, trạm y tế lưu động, (4) trạm y tế, trạm y tế lưu động triển khai hoạt động khám chữa bệnh và cấp cứu tại nhà. Trong trường hợp cần cấp cứu, Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn sẽ hỗ trợ các trạm y tế lưu động vận chuyển người bệnh đến khu vực cấp cứu của các cơ sở cách ly hoặc bệnh viện quận, huyện để được cấp cứu kịp thời.
Xác định việc đảm bảo chế độ cho nhân viên y tế, đặc biệt là bữa ăn là rất cần thiết trong công tác phòng, chống dịch, Sở Y tế đã tổ chức kiểm tra công tác chăm lo đời sống cho nhân viên y tế tại các bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly tập trung tên địa bàn. Qua kết quả kiểm tra, Sở Y tế nhận thấy một số cơ sở chưa đảm bảo nơi nghỉ ngơi, nhà vệ sinh cho nhân viên y tế, tình nguyện viên tham gia công tác phòng chống dịch; một vài nơi, nhân viên y tế chưa hài lòng về các suất ăn do không hợp khẩu vị, không đảm bảo dinh dưỡng... Sở Y tế đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện rà soát, đảm bảo các điều kiện nghỉ ngơi cho nhân viên, làm việc lại với nơi cung cấp suất ăn để đảm bảo cung cấp suất ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.