Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Dịch tả châu Phi giảm không phải do… hết lợn”

Lâm Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ đã chia sẻ như trên xung quanh thông tin bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn TP đang giảm dần là do số lượng lợn đã hết.

Theo ông Chu Phú Mỹ, công tác phòng, chống bệnh DTLCP đã được Thành ủy, UBND TP Hà Nội biệt quan tâm, chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp phòng, chống ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh. Các ổ dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm.
 Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang dần được kiểm soát 
Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, ngành liên quan triển khai có hiệu quả 4 đợt tiêu độc, khử trùng đại trà trên địa bàn toàn TP, với tổng số hóa chất đã cấp, sử dụng là 216 tấn. Ngoài các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc đại trà; thành phố và chính quyền địa phương đã cấp bổ sung 249 tấn hóa chất và 8.372 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ dịch và nơi nguy cơ cao.
Cũng theo ông Mỹ, Tcũng đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch bệnh sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. Giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan. Duy trì trực 24/24h tiếp nhận thông tin về dịch bệnh và an toàn thực phẩm phản ánh qua đường dây nóng.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tình hình bệnh DTLCP đã có chiều hướng giảm dần. Đến nay, trên địa bàn TP đã có 257 xã, phường (chiếm 57% tổng số xã phường có dịch) và 3 quận (Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên) dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh.Thống kê từ khi bùng phát hồi tháng 2/2019, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 29.262 hộ chăn nuôi ở 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 508.496 con lợn. Tổng số lợn nái, lợn đực giống phải tiêu hủy là 66.632 con, chiếm 13% tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn TP.