Lãnh đạo WB đánh giá 190 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới qua số điểm đạt được về việc "dễ dàng cho hoạt động kinh doanh” chung dựa trên 10 yếu tố: Điều kiện thành lập doanh nghiệp, cách xử lý giấy phép, cách đăng ký điện, đăng ký tài sản, nhận tín dụng, biện pháp bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số, vấn đề thuế, kinh doanh xuyên biên giới, thực thi hợp đồng và cách xử lý vỡ nợ.
Theo bảng xếp hạng năm nay, các nước Nam Sudan, Venezuela , Eritrea và Somalia đứng cuối danh sách.
12 quốc gia đứng đầu danh sách những nước kinh doanh tốt nhất thế giới của WB gồm:
1. New Zealand
2. Singapore
Quốc gia Đông Nam Á tăng một hạng so với năm 2016, đứng đầu danh sách trong việc bảo vệ nhà đầu tư thiểu số và vị trí á quân trong việc thực hiện hợp đồng.
3. Đan Mạch
Cũng là quốc gia vùng Sandinavian song Đan Mạch lại trượt một hạng chứ không tăng như Na Uy. Tuy nhiên, Đan Mạch dẫn đầu trong khía cạnh giao thương xuyên biên giới.
4. Hồng Kông
Đặc khu tăng một bậc so với năm 2016, đứng thứ 3 thế giới trong khía cạnh tạo điều kiện thành lập DN và tiếp cận điện năng.
5. Hàn Quốc
Quốc gia Đông Á trượt một bậc so với năm ngoái, có thứ hạng thương mại xuyên biên giới là 32, song lại đứng đầu danh sách về mặt tiếp cận điện năng và thực hiện hợp đồng.
6. Na Uy
Quốc gia vùng Scandinavian tăng hai bậc so với năm 2016 và đứng thứ 4 về mặt thực hiện hợp đồng.
7. Anh
Nước Anh tụt hạng so với năm ngoái. Xứ sở sương mù đứng thứ 6 về mức độ bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số nhưng đứng thứ 47 về mặt đăng ký tài sản.
8. Mỹ
Nước Mỹ giảm một bậc so với năm ngoái, song vẫn giữ vị trí thứ 2 xét về mặt tạo điều kiện để doanh nghiệp nhận tín dụng. Dù vậy, Mỹ không có nhiều biện pháp bảo vệ nhà đầu tư thiểu số khi chỉ đứng 42 thế giới trong khía cạnh này.
9. Thụy Điển
Quốc gia Bắc Âu duy trì thứ hạng so với năm 2016. Nước này xếp hạng 6 về mặt tiếp cận
điện năng, nhưng lại đứng thứ 75 trong khía cạnh nhận tín dụng.
10. Macedonia
Quốc gia này tăng từ hạng 16 trong năm ngoái, đứng thứ 4 thế giới về yếu tố điều kiện thành lập DN.
11. Đài Loan.
Vùng lãnh thổ ở châu Á cũng trượt một bậc so với năm ngoái.
Đài Loan là nơi các DN dễ dàng tiếp cận nguồn điện thứ 2 thế giới, nhưng lại đứng lần lượt ở hạng 62 và 68 về mặt nhận tín dụng và thương mại xuyên biên giới.
12. Estonia
Quốc gia Bắc Âu trượt một bậc so với năm 2016. Nước này đứng hạng 6 về mặt đăng ký tài sản, nhưng ở hạng 42 trong việc giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán và 53 trong việc bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số.