Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đổ lỗi cho đồng nghiệp - Thói xấu chốn công sở

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khi làm việc, những thiếu sót bất cẩn, kết quả công việc không như mong muốn là chuyện dễ xảy ra. Nhưng Giang luôn tìm được lí do để chứng minh: Không phải do cô.

KTĐT - Khi làm việc, những thiếu sót bất cẩn, kết quả công việc không như mong muốn là chuyện dễ xảy ra. Nhưng Giang luôn tìm được lí do để chứng minh: Không phải do cô.

Có lẽ đây không phải là thói xấu độc quyền hay điển hình của giới nữ trong công sở, nhưng nó làm cho các đồng nghiệp nam hết sức khó chịu, vì họ khó có thể đôi co với đồng nghiệp nữ, để rạch ròi chuyện trách nhiệm trong mỗi sai lầm như giữa cánh đàn ông với nhau. 

Có rất nhiều lời phân tích khi Giang rời công ty truyền thông lớn. Sếp công nhận trình độ viết và khả năng giao tiếp của cô, đồng nghiệp trân trọng khả năng tiếp nhận thông tin và biến đổi chúng linh hoạt của cô, nhưng khi cô ra đi, tất cả đều thở phào, dù biết vị trí chuyên môn của cô khó tìm được người thay thế. Tất cả chỉ vì Giang không có khả năng làm việc với tinh thần đồng đội (teamwork), cô luôn luôn đổ lỗi cho người khác trong mọi trường hợp.

Khi làm việc, những thiếu sót bất cẩn, làm chậm trễ hay kết quả công việc không như mong muốn là chuyện rất dễ xảy ra. Nhưng Giang luôn tìm được lí do để chứng minh: Không phải do cô. Bài báo cáo nộp trễ là do mạng máy tính trục trặc, chuyên viên IT phải chịu trách nhiệm! Các lỗi chính tả còn sót lại trong các bài quảng cáo mà cô chịu trách nhiệm, là vì cô đã sửa nhưng người phụ trách thiết kế sửa sót! Những thông tin sai lệch mà cô cung cấp cho khách hàng là do bộ phận chăm sóc khách hàng đã không cung cấp đủ và rõ!

Một vài lần đầu, đồng nghiệp và sếp biết nhiều sự phi lý trong cách giải trình của Giang, nhưng cũng cho qua. Sau đó, việc này lại lặp lại thường xuyên hơn. Và cuối cùng, không một khiếm khuyết gì trong công việc có phần lỗi thuộc về cô. Các đồng nghiệp lảng tránh, không muốn làm việc cùng Giang. Phụ nữ hay quên, nhiều khi cũng ít muốn tranh cãi, đấu khẩu, đồng nghiệp nam càng ngại va chạm, đôi co để rạch ròi chuyện trách nhiệm. Nhưng cũng có một vài người thẳng thắn đề nghị không hợp tác với cô trong bất kỳ dự án nào.

Sự khó chịu nơi công sở này, thực chất chỉ được hoá giải khi những người như Giang thay đổi, để có một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất: khả năng ứng xử trước lời phê bình của đồng nghiệp khi bạn sai lầm.

Hãy nghĩ xem bạn phản ứng ra sao trước những lời nhận xét tiêu cực của một thất bại hay khiếm khuyết trong công việc. Nhận ra những lời phê bình mang tính xây dựng, nhận thấy nó ít nhiều có ích, là chuyện không dễ với bản thân bạn và đồng nghiệp. Nhưng lập tức đổ lỗi cho người khác là một điều cấm kỵ. Trừ khi bạn bị hiểu lầm, cần một sự thanh minh hợp lý và rõ ràng, còn lại thì lập tức đổ lỗi cho người khác sẽ luôn là biện pháp tốt nhất, nhanh nhất để tách mình ra khỏi tập thể, tự cô lập mình và tập trung những khó chịu từ đồng nghiệp.