Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đối mặt nhiều thách thức

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 1/10, cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg chính thức đảm nhận chức vụ Tổng Thư...

Kinhtedothi - Ngày 1/10, cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg chính thức đảm nhận chức vụ Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) thay người tiền nhiệm Anders Fogh Rasmussen trong bối cảnh vai trò của NATO đang bị thách thức nghiêm trọng do thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về an ninh.

Sự kiện này chắc chắn sẽ kéo theo những thay đổi về chính sách của NATO nhằm giải quyết những thách thức chính trị, an ninh ngày càng nhiều. Mặc dù là một chính trị gia được đánh giá cao trên cương vị là Thủ tướng giai đoạn 2000 - 2001 và từ 2005 - 2013 vì đã dẫn dắt Na Uy vượt qua thời kỳ gian khó nhất nhưng vị Tổng Thư ký thứ 13 của NATO lại được coi là không phù hợp lắm với chức vụ này. Xuất thân là một nhà kinh tế nên Tổng Thư ký Stoltenberg có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực quốc phòng. Điều này sẽ trở thành bất lợi lớn khi ông tiếp nhận vai trò lãnh đạo một tổ chức về quân sự, an ninh quốc tế. 
Tân Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.     Ảnh: NATO.INT
Tân Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: NATO.INT
 
Trước mắt, tân Tổng Thư ký NATO sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách khi phải tìm được thế đứng hợp lý trong vấn đề Ukraine cũng như xác định được vai trò trong Liên minh quốc tế chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)... Ngoài ra,  ông Stoltenberg cũng phải điều chỉnh các tư duy chiến thuật của tổ chức để mở rộng không gian hoạt động ra ngoài khu vực truyền thống như vươn tới Trung Đông, Tây Á... Thực ra, chiến lược này đã được NATO thông qua năm 2010 khi đưa ra quan điểm "bảo vệ các công dân NATO ở cả bên trong và bên ngoài lãnh thổ". Nói cách khác, ở đâu có công dân các nước NATO, ở đó tổ chức này có quyền can thiệp. Đây là một bước đi tham vọng có tính toàn cầu của NATO nhưng đến nay vẫn chưa được hiện thực hóa do thiếu căn cứ pháp lý, bộ khung hoạt động và nguồn lực.

Một trong những khó khăn lớn nhất mà tân Tổng Thư ký NATO phải đối mặt là vấn đề ngân sách. Sau khủng hoảng nợ công toàn cầu, ngân sách quốc phòng của các nước thành viên NATO, kể cả  Mỹ - thành viên chủ chốt của khối đều bị cắt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khoản đóng góp cho khối. Không những thế, Liên minh châu Âu (EU) hầu như giao phó toàn bộ sứ mệnh an ninh của mình cho NATO khi đóng góp rất ít quân số và nguồn lực khiến tổ chức này nhiều lúc phải bất lực đứng ngoài các vấn đề quốc tế nóng bỏng như tại Syria, Ukraine, Tây Phi... 

Trái với sự thất vọng của nhiều người, giới quan sát cho rằng, những bất lợi của ông Stoltenberg sẽ trở thành lợi thế để giải quyết các thách thức. Với sự lão luyện của một nhà quản lý kinh tế, các nhà phân tích tin ông Stoltenberg sẽ tìm ra được giải pháp hữu hiệu để gỡ bài toán ngân sách. Ngoài ra, việc tân Tổng Thư ký NATO có mối quan hệ gần gũi với Nga và một số nhà lãnh đạo nước này trong thời gian làm Thủ tướng Na Uy sẽ giúp ông tìm ra được giải pháp để xóa tan nghi ngại của Moscow trước kế hoạch tiến sát đến biên giới của NATO.