Lõi trung tâm chịu áp lực
Tại hội thảo "Đô thị sinh thái thông minh - Giải pháp sống xanh bền vững" diễn ra ngày 7/12 ở TP.HCM, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP. HCM đã phân tích về thị trường bất động sản thành phố cũng như các vùng lân cận.
Ông Hòa nhận định TP.HCM cũng giống như bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, đều có ngưỡng phát triển được giới hạn về tài nguyên nước, không khí, hạ tầng, đất đai. Trong khi đó, tình hình dân cư phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào lõi trung tâm ngày càng gia tăng, gây sức ép lớn đến hạ tầng kỹ thuật, môi trường...
"Đây là một trong những thách thức lớn trong quy hoạch đô thị của thành phố", ông Hòa nói.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS. Nguyễn Minh Hòa - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP HCM nhận định, các khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành cực tăng trưởng mạnh quanh TP HCM trong tương lai không xa.
Theo đó, việc giãn dân cư đô thị ra các khu vực lân cận cần triển khai trong bối cảnh quỹ đất ở lõi trung tâm dần cạn kiệt, hạ tầng quá tải. Hiện thành phố bắt đầu thực hiện các quy định khắt khe hơn với các dự án trong khu vực lõi trung tâm và có phương án mở rộng phát triển ra phía Đông Bắc (khu vực Củ Chi, Tây Ninh) và Tây Bắc (quận 2, quận 9, Thủ Đức và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Thành phố cũng đang đẩy mạnh việc liên kết cùng các tỉnh lân cận, hợp tác nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, các dự án công trình trọng điểm, hệ thống dịch vụ tiện ích đa chức năng, bệnh viện, trường học, công viên, bến xe, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí... sẽ phát triển nhanh chóng để tạo động thu hút cư dân, hoàn thành mục tiêu giãn dân đề ra.
"Trong số các khu vực xung quanh TP HCM thì Đồng Nai được đánh là thị trường còn nhiều dư địa để phát triển với hạ tầng kết nối tốt, quỹ đất sạch còn nhiều, đủ sức phát triển dự án quy mô hàng trăm hecta", ông Hòa nhận xét.
Tiềm năng phát triển đô thị sinh thái tại Đồng Nai
Là địa phương liền kề TP HCM, Đồng Nai được xem là cửa ngõ của cả khu vực miền Đông Nam Bộ, có lợi thế về liên kết vùng. Trong đó, hạ tầng giao kết nối tốt được bao quanh bởi các dự án trọng điểm như sân bay Long Thành, cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Hương lộ 2, đường Liên vùng 4...
Trong đó, dự án xây dựng Hương lộ 2 nối dài đoạn 1 (từ điểm đầu giao quốc lộ 51 đến đường bê tông nhựa hiện hữu An Hòa - Long Hưng) và dự án Hương lộ 2 nối dài đoạn 2 (từ cầu Vàm Cái Sứt đến điểm giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) đã được UBND tỉnh chỉ đạo đẩy tiến độ rút ngắn thời gian triển khai.
Đồng Nai có hệ thống hạ tầng giao thông khá toàn diện, gồm đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không trong tương lai. Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản tại đây phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, chuyên gia đô thị Nguyễn Minh Hòa cho rằng điểm quan trọng giúp thị trường này sôi động vì nơi đây có nhiều dư địa để phát triển các dự án bất động sản lớn với quy mô hàng trăm hecta. Với những dự án quy mô như thế này, việc có một chủ đầu tư tiềm lực tham gia xuyên suốt, rất quan trọng, giúp dự án đồng nhất về ngôn ngữ thiết kế, quy hoạch, quản lý vận hành...
Ông Hòa nêu ví dụ cụ thể về dự án Aqua City thuộc chủ đầu tư Novaland triển khai tại khu Nam thành phố Biên Hòa có nhiều tiềm năng phát triển. Thiết kế theo mô hình đô thị sinh thái thông minh, Aqua City hưởng trọn các tiện ích từ cơ sở hạ tầng của tỉnh Đồng Nai, nằm ngay trục đường lớn Hương lộ 2 và liền kề Quốc lộ 51. Dự kiến khi hoàn thành tuyến đường Hương lộ 2, cư dân tại đô thị thông minh này chỉ mất khoảng 20 phút để di chuyển đến TP HCM và 15 phút đến sân bay Long Thành.
Hàng ngàn khách hàng tham quan và tìm hiểu không gian sống xanh tại Aqua City trong khuôn khổ triển lãm Novaland Expo 2019. |