Quy định cụ thể người được trợ giúp
Có ý kiến cho rằng, quy định của Dự luật chưa bao quát đầy đủ những người đang được trợ giúp pháp lý theo quy định hiện hành. Đề nghị bổ sung một số đối tượng được trợ giúp pháp lý như: Hạ sĩ quan, binh sĩ làm nghĩa vụ quân sự bị buộc tội, người đi khai phá vùng kinh tế mới, người bị bệnh hiểm nghèo... Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, việc quy định người được trợ giúp pháp lý phải dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể. Một là, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng, chính sách dân tộc và chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội, phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Hai là, trợ giúp đối với một số đối tượng yếu thế trong xã hội có khó khăn về tài chính.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, về người được trợ giúp pháp lý, Dự luật cần quy định một cách cụ thể, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đồng thời khẳng định việc bổ sung nhóm đối tượng đang được trợ giúp pháp lý như thân nhân của liệt sĩ; người bị nhiễm chất độc hóa học được quy định tại Nghị định số 14/2013/NĐ-CP là cần thiết, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Bởi đây là nhóm người yếu thế trong xã hội đã được hưởng quyền được trợ giúp pháp lý từ năm 2013 đến nay. Việc không tiếp tục quy định các đối tượng này được trợ giúp pháp lý sẽ có thể gây ra những phản ứng không tốt trong xã hội.Tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý cũng được nhiều ý kiến đề xuất cần nâng cao hơn, có thể tương đương luật sư, để bảo đảm tính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ của Nhà nước đối với người dân. Bởi việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, tiến tới ngang bằng với chất lượng hoạt động luật sư.Linh hoạt để phù hợp thực tếTiếp thu ý kiến của đa số các đại biểu Quốc hội, kế thừa Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, Dự luật đã tiếp tục quy định về chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước. Đồng thời, để bảo đảm việc thành lập chi nhánh một cách thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, Dự luật đã được chỉnh lý quy định cụ thể các điều kiện thành lập chỉ ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và ở đó chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc trung tâm tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý, không tràn lan.Theo Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam Lê Minh Tâm, bên cạnh những quy định chung của luật, Bộ Tư pháp cũng cần có những hướng dẫn thực hiện sao cho phù hợp đối với từng khu vực, đặc biệt trong việc quyết định thành lập chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.Dù đã có sự thống nhất ở nhiều nội dung lớn, nhưng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính khả thi của Dự luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan thẩm tra tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, trong đó có xem xét cân nhắc đến các ý kiến thiểu số để trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Nhiều ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần một điều quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện của nhóm người đăng ký tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo hướng chặt chẽ, yêu cầu cao về chuyên môn, hiểu biết pháp luật. Cộng tác viên chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hình thức tư vấn pháp luật. |