Chuyên gia tài chính Dennis Gartman (Mỹ) nhận xét trong 4 thập kỷ đầu tư vàng, ông "chưa bao giờ chứng kiến điều tương tự như những gì diễn ra suốt hai ngày nay".
Đây là tin rất tồi tệ với ngân hàng trung ương các nước sử dụng vàng làm tài sản dự trữ. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội vàng Thế giới (WGC), tính đến tháng 4, dự trữ vàng chính thức trên toàn cầu đạt 31.694,8 tấn.
Dưới đây là những quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới và giá trị thiệt hại khi vàng lao dốc.
1. Mỹ
Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 75,1 %
Giá trị thiệt hại: 59,96 tỷ USD
2. Đức
Dự trữ vàng chính thức: 3.391,3 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,1 %
Giá trị thiệt hại: 25 tỷ USD
3. Italy
Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,3 %.
Giá trị thiệt hại: 18 tỷ USD
4. Pháp
Dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 69,5%
Giá trị thiệt hại: 17,95 tỷ USD
5. Trung Quốc
Dự trữ vàng chính thức: 1.054,1 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,6 %
Giá trị thiệt hại: 7,77 tỷ USD
6. Thụy Sĩ
Dự trữ vàng chính thức: 1.041,1 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 10%
Giá trị thiệt hại: 7,67 tỷ USD
7. Nga
Dự trữ vàng chính thức: 976,9 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,5%
Giá trị thiệt hại: 7,2 tỷ USD
8. Nhật Bản
Dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,1%
Giá trị thiệt hại: 5,64 tỷ USD
9. Hà Lan
Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 58,7%
Giá trị thiệt hại: 4,52 tỷ USD
10. Ấn Độ
Dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,6%
Giá trị thiệt hại: 4,11 tỷ USD