Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đức, Anh và Mỹ thiệt hại hơn 460 tỷ USD do tắc nghẽn giao thông

Nguyễn Phương (Theo Economist)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo số liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu giao thông toàn cầu INRIX, tình trạng tắc đường khiến các nước Đức, Anh và Mỹ, thiệt hại khoảng 461 tỷ USD, tương đương 975 USD/người trong năm 2017.

Báo cáo từ Công ty nghiên cứu giao thông toàn cầu INRIX cho biết, việc tắc đường gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. 
Công ty sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập bởi hệ thống GPS đối với khoảng 300 triệu phương tiện giao thông tại 1.360 thành phố thuộc 38 quốc gia. 
 Los Angeles (Mỹ) là TP tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm nghiêm trọng nhất thế giới trong năm 2017.
Công ty chuyển những số liệu này thành các con số để tính toán về mặt kinh tế, xét đến cả những chi phí trực tiếp gồm thời gian, nhiên liệu tiêu hao cho đến những chi phí gián tiếp như giá tiêu dùng tăng cao do chi phí vận chuyển tăng khi tắc đường.
Theo INRIX, tại Đức, Anh và Mỹ, ước tính việc tắc nghẽn giao thông gây thiệt hại khoảng 461 tỷ USD, tương đương 975 USD/người trong năm 2017.
Báo cáo của INRIX cho biết, Los Angeles (Mỹ) là TP tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm khủng khiếp nhất thế giới, khi trung bình các tài xế phải “thất thủ” trên đường tới 102 giờ, mức kỷ lục trong năm 2017. Bên cạnh đó, năm đoạn đường cao tốc tắc nghẽn nhất của nước Mỹ đều nằm trên các đường cao tốc của Los Angeles.
Tại Mỹ, ngoài TP Los Angeles, tình trạng tắc đường tại New York cũng diễn ra nghiêm trọng mặc dù giao thông công cộng tại TP này chiếm đến 41% tổng lượt sử dụng giao thông công cộng tại Mỹ.
Chi phí gián tiếp từ việc tắc nghẽn giao thông mà người dân TP New York phải gánh chịu cao bất thường. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa phải phụ thuộc nhiều hoạt động vận tải. INRIX tính toán New York thiệt hại 34 tỷ USD trong năm ngoái vì tắc đường, con số cao nhất trong báo cáo.
 Tình trạng tắc đường tại London (Anh) cũng xảy ra thường xuyên.
Tính chung trên toàn thế giới, phần lớn những quốc gia có tình trạng tắc đường tồi tệ nhất chính là những nước có nền kinh tế đang phát triển, nơi mà việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển giao thông công cộng không theo kịp với tốc độ tăng trưởng dân số. 
Tại Thái Lan, mỗi năm người dân Thái Lan mất 56 giờ do tắc đường. Trong khi đó con số này tại IndonesiaColumbia lần lượt là 51 và 49. 
Tại châu Âu, Nga là nước có tình trạng tắc đường nặng nề nhất. Trong nhóm 10 TP tắc đường nhiều nhất ở châu Âu có đến 5 TP của Nga.
 Thủ đô Moscow của Nga thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường.
Ngoài ra, LondonParis là 2 TP có nền kinh tế quy mô lớn, vì vậy cũng không ngạc nhiên khi đều phải gánh tình trạng tắc đường.
Đức cũng có nhiều TP thường xuyên tắc nghẽn giao thông. Mặc dù các TP của Đức có quy mô trung bình, hạ tầng giao thông tốt, song đường sá của những nơi này thường xuyên rơi vào tình trạng tắc nghẽn do số lượng hàng hóa được vận chuyển đến các cảng biển quá nhiều.