Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đức: Bất an sau gần 100 vụ tấn công đêm Giao thừa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một loạt các vụ quấy rối tình dục và cướp bóc vào tại các lễ hội chào đón năm mới tại TP Cologne, Đức dã làm bùng lên cuộc tranh cãi xung quanh chủ đề người di cư tại Đức.

90 vụ phạm tội, 1/4 trong số đó là tấn công tình dục, đã được báo cáo sau lễ đón năm mới tại TP. Cảnh sát cho biết, các nạn nhân mô tả các thủ phạm như là một toán đàn ông Ả Rập hoặc Bắc Phi. Trong các vụ tấn công, nhiều người đã bị đánh lạc hướng, để kẻ tấn công có thể ăn cắp điện thoại di động và các thiết bị khác.
Xe cảnh sát có mặt tại khu vực xảy ra các vụ tấn công.
Xe cảnh sát có mặt tại khu vực xảy ra các vụ tấn công.
Theo nhà chức trách, các vụ phạm tội, trong đó có hiếp dâm, xảy ra tại các ga tàu điện, bên cạnh một nhà thờ.
Trong một cuộc điện thoại với Thị trưởng Cologne, Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ sự bất bình về vụ tấn công và yêu cầu các thủ phạm phải được xác định và trừng phạt càng sớm càng tốt. Một số nhỏ các vụ tấn công tương tự cũng đã được báo cáo trong TP Hamburg vào đêm giao thừa.

Các vụ tấn công vào đêm giao thừa năm mới đã làm dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội ở Đức, nhiều người đã tụ tập tại các khu vực xảy ra các cuộc tấn công để biểu tình phản đối.

Trên phương tiện truyền thông xã hội, một số cáo buộc các phương tiện truyền thông tin tức không báo cáo về các cuộc tấn công một cách kịp thời do nhạy cảm xung quanh bản sắc dân tộc bị cáo buộc của những kẻ tấn công.

Nhiều người Đức cũng bày tỏ sự phản đối và đổ lỗi cho sự xuất hiện của nhiều người di cư tại đây, chủ yếu là người Hồi giáo, nghi ngờ về khả năng thích ứng với cuộc sống tại châu Âu.

Đức đã tiếp nhận số người di cư lớn nhất, trong đó chủ yếu là từ Syria và Trung Đông.

Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas đã cảnh báo các vụ tấn công này có liên quan đến vấn đề di cư, đã trở thành chủ đề nóng gây tranh cãi trong thời gian gần đây tại Đức.

Các chính trị gia khác đã thẳng thắn chỉ ra mối liên hệ giữa các cuộc tấn công với chính sách mở cửa với người di cư của Đức.

Steffen Bilger, một thành viên Quốc hội cũng cho rằng, các vụ tấn công đặt ra nhu cầu cấp thiết giảm lượng nhập cư đến Đức để đảm bảo an ninh biên giới nước này.