Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

EC nêu chiến lược năng lượng 2020

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thừa nhận EU sẽ phải mất một thời gian để triển khai chiến lược năng lượng mới, song ông Oettinger nhấn mạnh kế hoạch đầy hoài bão này cần được thực hiện ngay lập tức.

KTĐT - Thừa nhận EU sẽ phải mất một thời gian để triển khai chiến lược năng lượng mới, song ông Oettinger nhấn mạnh kế hoạch đầy hoài bão này cần được thực hiện ngay lập tức.

Ngày 10/11, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), công bố chiến lược an ninh năng lượng mới cho thập kỷ tới theo hướng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm sự ô nhiễm phát sinh từ hoạt động này.

Chiến lược năng lượng 2020 của EU kêu gọi áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng những thiết bị tiêu tốn năng lượng tại các hộ gia đình và đảm bảo những nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho toàn bộ 27 nước thành viên.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của chiến lược này là nối các hệ thống dẫn khí đốt và điện của các nước EU lại với nhau nhằm đảm bảo không nước nào bị thiếu năng lượng, như đã từng xảy ra trong cuộc chiến khí đốt Nga-Ukraine hồi đầu năm 2009.

Biện pháp này cũng nhằm mục đích tăng cường tình đoàn kết trong EU và giảm bớt sự phụ thuộc đang ngày càng gia tăng vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu từ bên ngoài.

Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề năng lượng, ông Guenther Oettinger, để có được một nền kinh tế hiệu quả, có sức cạnh tranh và ít thải khí gây ô nhiễm điôxít cácbon (CO2), EU phải "Âu hóa" chính sách năng lượng của mình và tập trung vào một số ưu tiên cấp bách nhất.

Thừa nhận EU sẽ phải mất một thời gian để triển khai chiến lược năng lượng mới, song ông Oettinger nhấn mạnh kế hoạch đầy hoài bão này cần được thực hiện ngay lập tức.

Theo kế hoạch, giữa năm tới, EC sẽ đưa ra những sáng kiến đầu tư và công cụ tài chính nhằm huy động 1.000 tỷ euro (1.380 tỷ USD) từ người nộp thuế và các công ty năng lượng cho kế hoạch mới.

EC công bố Chiến lược năng lượng 2020 sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo giá dầu mỏ trên thị trường thế giới có thể lên đến 200 USD/thùng vào khoảng năm 2035.

Trong khi đó, các tài liệu mới đây của EC cho thấy nhiều nước EU chưa khai thác hết tiềm năng sản xuất những nguồn năng lượng tái sinh, vì thế có thể khiến EU không đạt được mục tiêu về giảm khí thải CO2 đã đề ra.