Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

EU: Khó khăn nhưng sẽ đảm bảo công bằng thương mại với Anh

Tuyết NhungTheo Reuters
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, mặc dù sẽ khó khăn nhưng vẫn sẽ cố gắng đảm bảo tính công bằng trong đàm phán thương mại tài chính với Anh sau khi giải quyết ổn thỏa vụ rời khối (Brexit).

Reuters ngày 13/7 đưa tin, các nhà lập pháp của EU cho biết, mặc dù sẽ khó khăn nhưng vẫn sẽ cố gắng đảm bảo tính công bằng trong đàm phán thương mại tài chính với Anh sau khi giải quyết ổn thỏa vụ rời khối (Brexit). Trước đó, các ngân hàng lớn, nhỏ của Vương Quốc Anh đã tỏ ra khá lo lắng trước việc mất đi “món hời” từ những lợi ích được hưởng khi nằm trong khối, buộc các ngân hàng sẽ phải thành lập các chi nhánh ở EU, đồng thời phải chịu những khoản chi phí lớn.

Theo đó, Nghị viện EU sẽ đưa ra những chính sách để hình thành các điều khoản giao dịch mới giữa EU và Anh, tất nhiên dựa theo quy tắc công bằng và có lợi cho đôi bên. Trước đó, ngay sau khi có kết quả việc cử tri Anh ủng hộ Brexit, Ủy viên châu Âu phụ trách Dịch vụ tài chính Jonathan Hill đã chính thức tuyên bố từ chức.

“Người dân London phải hiểu những gì EU muốn là cố gắng duy trì mối quan hệ mang tình xây dựng. Mặc dù sẽ có khó khăn nhưng đây là vì lợi ích cũng như đảm bảo rằng người dân các nước thành viên sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc rời khối của Anh”, bà Sylvie Goulard - một thành viên của quốc hội Âu Châu cho biết.
EU sẽ đảm bảo tính công bằng trong đàm phán thương mại với Anh.
EU sẽ đảm bảo tính công bằng trong đàm phán thương mại với Anh.
Các nhà lãnh đạo EU cũng nhấn mạnh rằng, chính phủ Anh phải tiếp tục cho phép công dân của các nước thành viên trong khối EU được tìm và làm việc tại Anh nếu muốn các ngân hàng của nước này duy trì quyền tiếp cận đầy đủ các thị trường lẻ trong khối. “Chúng ta phải nghiêm khắc, rõ ràng và phù hợp các nguyên tắc cũng như quyền bình đẳng. Khi nước Anh muốn là một phần của thị trường chung, chính phủ Anh phải áp dụng tất cả các quy tắc chung theo một nhịp điệu của tình hữu nghị”, thành viên Nghị viện châu Âu Sven Giegold của Đức nói.
Sau khi kết quả việc cử tri Anh ủng hộ Brexit được công bố, các trung tâm tài chính lớn của EU như Paris, Frankfurt và Milan đã tìm cách lợi dụng hoàn cảnh hiện giờ để cố gắng dành việc đặt lại trụ sở Cơ quan Ngân hàng EU. Hiện cơ quan này vẫn đang được đặt tại thủ đô London, Anh.