Đặc biệt, năm nay các nước có giá trị nhập khẩu cao như Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU… nên lượng tiêu thụ vải của Hải Dương tăng gấp 2 - 3 lần so với năm ngoái. Riêng thị trường Nhật Bản đã nhập khẩu 100 tấn, cao gấp hơn 3 lần tổng sản lượng vải cả nước xuất khẩu đi Nhật bản năm 2020.
Đặc sản của Hải Dương đã được xuất khẩu đi sang một số nước khó tính nhất trong đó Nhật Bản |
Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, dự kiến, từ nay đến cuối vụ các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu mua và xuất khẩu 1.000 tấn vải thiều tươi đi Nhật Bản và khoảng 4.000 tấn vải đi Mỹ, Australia, Singapore, EU… Bên cạnh các kênh truyền thống thì năm nay là năm đầu tiên vải thiều Hải Dương được đưa lên sàn thương mại điện tử. Do đó, Hải Dương đã làm chủ được quy trình sản xuất vải đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Kết quả thu được khá ấn tượng, chỉ trong vài ngày mở kênh này đã tiêu thụ được 100 tấn vải. Nhờ đó đến nay việc tiêu thụ quả vải của Hải Dương rất thuận lợi. Đặc biệt loại vải sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đã “cháy hàng” do các doanh nghiệp xuất khẩu vải trong cả nước tập trung về Thanh Hà thu mua phục vụ xuất khẩu đi các thị trường khó tính.
Quả vải trước khi được ''nhập cảnh'' được cơ quan chức năng của nước ngoài kiểm tra quy trình khá nghiêm ngặt. |
Tính đến hiện tại tỉnh Hải Dương thu hoạch và tiêu thụ 28.000 - 29.000 tấn vải (bằng 85% sản lượng vải sớm và bằng 55% sản lượng vải toàn tỉnh). Trong đó, quả vải được trồng ở huyện Thanh Hà luôn có giá cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với các nơi khác.