Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Gần 80.000 hộ dân Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó về nguồn nước

Lâm Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 22/2, Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) đã có báo cáo cập nhật tình hình nguồn nước khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Ở khu vực ĐBSCL, tuần từ 15 – 21/2, xâm nhập mặn tại các cửa sông, giảm mạnh so với tuần trước nhưng vẫn ở mức cao hơn năm 2016 (năm kỷ lục hạn mặn tại khu vực). Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông có xu hướng giảm.
Cụ thể, mực nước tại một số trạm trên dòng chính sông Mê Kông: Trạm Kratie đạt 6,54m, tương đương trung bình nhiều năm (TBNN); Biển Hồ (Campuchia) đạt 1,64 tỷ m3, thấp hơn 2,39 tỷ m3 so với TBNN cùng kỳ…
 Hàng vạn hộ dân Nam Bộ đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt 
Tuần vừa qua, khu vực ĐBSCL đã có mưa cục bộ, nhưng chỉ diễn ra tại một số địa phương. Lượng mưa cũng tương đối thấp. Cụ thể, Long Xuyên 27mm, Tri Tôn 16mm, Sa Đéc 40mm, Thốt Nốt 21mm, TP Vĩnh Long 15mm, Chợ Lách 7,6mm…
Đến nay, tổng cộng thiệt hại lúa vụ Mùa 2019 và Đông Xuân 2019 – 2020 khoảng gần 33.500ha, trong đó, vụ Mùa 1.600ha, vụ Đông Xuân 17.500ha. Mức thiệt hại bằng 8,3% so với tổng cộng thiệt hại mùa khô 2015 – 2016 (năm có tổng diện tích bị thiệt hại là 405.000ha).
Đáng chú ý, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt. Hiện nay, đã có tổng cộng khoảng 79.700 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước. Cụ thể, Bến Tre 12.700 hộ, Sóc Trăng 24.000 hộ, Kiên Giang 11.300 hộ, Cà Mau 11.900 hộ, Bạc Liêu 3.300 hộ, Long An 7.900 hộ, Tiền Giang 2.200 hộ, Trà Vinh 8.600 hộ). Các hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt đang được các địa phương tăng cường giải pháp để cung cấp nước…