Giá cà phê hôm nay 10/10: Lợi thế Robusta và cơ hội cho cà phê Việt

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 10/10 trong khoảng 46.400 - 46.800 đồng/kg. Tính chung tuần trước, thị trường London có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng tất cả 2 USD.

Giá cà phê hôm nay 10/10: Lợi thế của Robusta và cơ hội cho cà phê Việt  
Giá cà phê hôm nay 10/10: Lợi thế của Robusta và cơ hội cho cà phê Việt  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 46.400 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 46.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 46.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 46.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 46.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 46.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 46.600 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 46.700 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2022 tăng 15 USD/tấn ở mức 2.155 USD/tấn, giao tháng 1/2023 tăng 15 USD/tấn, ở mức 2.154 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 0,4 cent/lb, ở mức 218,1 cent/lb, giao tháng 3/2023 tăng 0,6 cent/lb, ở mức 208,25 cent/lb.

Tính chung tuần trước, thị trường London có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng tất cả 2 USD, tức tăng 0,09 %, lên 2.155 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York cũng có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm tất cả 3,45 cent, tức giảm 1,56 %, xuống 218,10 cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê Arabica có xu hướng tiêu cực sau báo cáo việc làm (bảng lương) tháng 9 của Bộ Lao động Mỹ tốt hơn kỳ vọng. Điều này khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cơ sở để thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa tại phiên họp sắp tới. Lo ngại kinh tế Mỹ có thể rơi vào cuộc suy thoái đã khiến USDX bật tăng trở lại và hầu hết các quỹ và đầu cơ hàng hóa đã cắt giảm vị thế ròng đang nắm do lo ngại lãi suất tiền tệ tăng cao.

Trong khi đó, giá cà phê Robusta có xu hướng tích cực hơn, do nhu cầu tiêu thụ loại cà phê “giàu vị đắng” có giá rẻ hơn ngày càng nhiều. Nguyên nhân vì người tiêu dùng buộc phải tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi kinh tế toàn cầu suy thoái, thu nhập khó khăn hơn, nên chuyển sang chọn loạt cà phê hòa tan dùng tại nhà. Đây là cơ hội cho cà phê Việt Nam trong trung hạn.

EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Trong top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã có 5 nước thuộc khối EU, chiếm 35,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm, xuất khẩu cà phê sang EU vẫn tăng trưởng tốt. Lý do là bởi cà phê là mặt hàng thiết yếu, thức uống không thể thiếu của các nước phương Tây. Lợi thế thuế quan từ EVFTA cũng mang lại động lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường này.

Tháng 9/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.399 USD/tấn, tăng 1,5% so với tháng 8/2022 và tăng 14,8% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.280 USD/tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.