Giá cà phê hôm nay 16/10: Giá trên 40.000 đồng/kg, nông dân lo lắng không có lãi trước vụ thu hoạch mới |
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.300 đồng/kg.Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.100 đồng/kg.Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.000 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.100 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giảm 400 - 500 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua.Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 giảm 25 USD/tấn ở mức 2.110 USD/tấn, giao tháng 1/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.121 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 5,85 cent/lb ở mức 203,4 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 5,9 cent/lb ở mức 206,25 cent/lb.Trong phiên vừa qua giá cà phê 2 sàn giảm mạnh. Hiện ngoài các yếu tố tài chính tác động lên sàn New York, vụ cà phê mới của Việt Nam cũng đang được giới đầu cơ hết sức quan tâm.Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, hiện nay cả nước có khoảng 695 nghìn ha trồng cà phê, sản lượng hơn 1,7 triệu tấn/năm. Trong đó, khu vực Tây Nguyên là 585 nghìn ha, sản lượng 1.668.000 tấn. Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nơi thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, thâm canh đối với các vườn cà phê. Hơn nữa, việc thiếu nhân công thu hoạch, sơ chế, vận chuyển khiến niên vụ cà phê giai đoạn 2021 - 2022 gặp nhiều khó khăn.Thông tin trên báo Nhân Dân, ông Huỳnh Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết: Những tháng gần đây, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn cũng như ở các tỉnh phía nam khiến hoạt động thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các địa phương siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch cho nên ảnh hưởng đến thu gom cà phê trong dân của các doanh nghiệp. Mặt khác, do thiếu container, không lấy được lịch tàu để vận chuyển cà phê khiến các hợp đồng xuất khẩu bị chậm, hàng hóa tồn kho. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp bán hàng cà phê trên sàn giao dịch thương mại điện tử, nhưng không giao được hàng do khó khăn trong vận chuyển. Do đó, trong 9 tháng đầu năm 2021, Đắk Lắk chỉ xuất khẩu được 150 nghìn tấn cà phê nhân, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 65,2% kế hoạch năm. Hiện nay, mặt hàng cà phê ở tỉnh chủ yếu xuất khẩu thô, trong khi các nhà máy chế biến ít cho nên chưa nâng cao được chất lượng và giá trị của ngành hàng chủ lực này.''Năm nay dịch Covid-19 làm cho hoạt động thu mua, xuất khẩu bị ảnh hưởng cho nên chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực lớn mới thích ứng và duy trì hoạt động tốt. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nguồn hàng cà phê tồn đọng lớn khiến một số doanh nghiệp nguy cơ phá sản", Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột Trịnh Đức Minh đánh giá.Bên cạnh đó, khó khăn về nguồn nhân công thu hái cũng đang là vấn đề lớn với vụ thu hoạch năm nay. Ngoài ra, giá chi phí vật tư đầu vào tăng khoảng 30% so với năm ngoái đang khiến nhiều nông dân lo lắng. Báo Nhân dân dẫn lời ông Y Nghen Niê, buôn Pốc A, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) cho biết: Mặc dù, đang bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2021 - 2022 và giá tăng lên 41 nghìn đồng/kg, cao hơn 10 nghìn đồng so với đầu năm nhưng theo ông Y Nghen Niê, dù giá tăng khoảng 30% vẫn không có lãi do năm nay giá vật tư đầu vào đều tăng cao. Năm nay, do dịch bệnh không thuê được lao động, người trồng cà phê chưa biết phải xoay xở thế nào.