Đồng USD giảm mạnh trong tuần. Ảnh minh họa. |
Sáng nay (22/6), giá mua – bán đồng USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm mạnh giá so với phiên trước. Cụ thể, lúc 9 giờ 45 tại Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.230 – 23.350 đồng/USD, đi ngang so với mức niêm yết sáng qua.
Tại BIDV niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.225 – 23.345 đồng/USD, cùng đi ngang so với mức niêm yết sáng qua.
Tại Techcombank cùng thời điểm trên niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.210 – 23.350 đồng/USD, giảm 15 đồng/USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết sáng qua.
Tại Vietinbank cùng thời điểm niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.225 – 23.345 đồng/USD, niêm yết ngang giá so với mức niêm yết sáng qua.
Tại Eximbank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.220 – 23.330 đồng/USD, giảm 10 đồng so với mức niêm yết trước.
Ngân hàng ACB niêm yết cùng thời điểm mua – bán USD ở mức 23.220 – 23.340 đồng/USD, niêm yết ngang giá so với mức niêm yết trước.
Giá trao đổi đồng USD trên thị trường tự do trong nước sáng nay giảm mạnh 20 đồng/USD cả chiều mua và bán so với phiên trước. Cùng thời điểm trên, tại thị trường Hà Nội, đồng USD giao dịch mua – bán quanh mốc 23.280 – 23.300 đồng/USD.
Tuần qua, đồng USD trên thị trường trong nước đã biến động mạnh. Sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố thông tin về lãi suất trong kỳ họp tháng Sáu diễn ra trong 2 ngày 18-19/6, đồng USD trên thị trường quốc tế, chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD (dolla index) trong giỏ thanh toán quốc tế đã giảm mạnh. Cuối tháng 5 chỉ số này đứng ở mức 98 điểm, nhưng sau ngày 19/6, Fed kết thúc cuộc họp chỉ số này đã mất 2% về mức 96 điểm.
Phiên cuối tuần chỉ số dolla index trong giỏ thanh toán quốc tế đã nhích 0,02%, tuy nhiên cũng không tác động nhiều lên giá giao dịch đồng USD trong nước. Tính chung trong tuần qua, giá trao đổi USD đã có biến động mạnh trong các ngân hàng. Có lúc tại Vietcombank đã tăng lên mức 23.280 – 23.400 đồng/USD, (mua – bán). Cuối tuần chỉ còn giao dịch ở mức 23.230 – 23.350 đồng/USD, giảm đến 50 đồng/USD. Đồng USD hạ nhiệt sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước giảm đi áp lực điều hành tỷ giá, còn các DN thuận lợi trong việc trao đổi USD để thanh toán.