Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá đường hay giá của sự độc quyền

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong một cuộc họp của Tổ điều hành thị trường trong nước hồi tháng 11 vừa qua, một vị đại biểu cho rằng: “Cần phải xem xét lại giá đường vì việc tăng giá ngay trong lúc đường đang ở chính vụ là không bình thường”.

KTĐT - Trong một cuộc họp của Tổ điều hành thị trường trong nước hồi tháng 11 vừa qua, một vị đại biểu cho rằng: “Cần phải xem xét lại giá đường vì việc tăng giá ngay trong lúc  đường đang ở chính vụ là không bình thường”.
 
Thực tế cho thấy giá đường hiện nay quả là không bình thường chút nào. Giá bán lẻ đường tại chợ và siêu thị đã lên đến 18.500 – 20.000 đồng/kg. Nguồn cung cấp đường hoàn toàn không thiếu. Thông thường giá đường (hay bất kỳ hàng hóa nào) tăng cao thì chỉ có thể: Giá thế giới cao nên nhập khẩu vào giá cũng bị đội lên, hoặc nguồn cung không còn cân đối d̃n đấn cung cầu căng thẳng.
 Giá đường thế giới trong năm nay có tăng cao hơn năm ngoái, giá trên thị trường Luân Đôn ngày 10/12/2009 lúc đóng cửa là 621 USD/tấn. Với mức giá này thì giá đường kính nhập về Việt Nam tương đương 13.500 đồng/kg (đã tính đủ cả chi phí vận chuyển, thuế...). Giá đường sản xuất trong nước nếu có cao cũng chỉ như vậy là cùng. Nhưng hiện tại các nhà máy đều bán ra với giá 15.000 – 16.000 đồng/kg, thành thử giá bán buôn cũng tới 18.000 đồng/kg và bán lẻ cỡ 20.000 đồng/kg. Như vậy giá đường trong nước cao hơn giá thế giới từ 4.000 – 4.500 đồng/kg.

Giá thế giới không cao hơn giá trong nước, trong khi đó thời điểm hiện tại là chính vụ đường trong nước nên không có chuyện đường trong nước thiếu, cung cầu về đường mất cân đối.

Hiện nay, các nhà máy đường ở miền Trung và miền Bắc (vào vụ chậm hơn miền Nam) đều đã hoạt động. Trong tháng 12 này, các nhà máy có thể đạt sản lượng 180.000 – 200.000 tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ 100.000 tấn/tháng. Đó là chưa kể lượng đường tồn kho từ tháng trước.

Như vậy, cả hai lý do để đường tăng giá là không có cơ sở. Theo một vài vi ở ngành đường lý giải: Giá đường cao là do giá mía tăng cao. Lúc đầu vụ, Hiệp hội mía đường chỉ đạo giá mía nguyên liệu chỉ 650 – 700 đồng/kg nhưng các nhà máy ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào vụ sớm đẩy giá mía lên cao (tới 800- 950 đồng/kg) khiến giá đường tăng cao. Thực ra với giá mía nguyên liệu như vậy giá đường cũng chỉ ở mức 11.000 – 12.000 đồng/kg. Việc đẩy giá đường lên cao như hiện nay có lý do khác mà chúng tôi đã từng phân tích. Nếu như vào lúc các nhà máy đường bán đường với giá cao hơn thế giới từ 4.000 – 4.500 đồng/kg như hiện nay, có công ty thương mại nào nhập đường về bán, giá sẽ xuống ngay. Nhưng việc Bộ Công Thương chỉ cấp quota nhập đường cho chính các nhà máy sản xuất đường đã làm tăng thêm tình trạng độc quyền của ngành đường. Thử hỏi vừa sản xuất vừa độc quyền nhập khẩu như vậy có ai “dại” gì mà nhập đường về để giá đường hạ xuống. Giá càng lên cao nhà sản xuất càng thu lãi nên các quota nhập đường sẽ được găm lại với nhiều lý do để chậm nhập đường, thậm chí có nhập về thì cũng cất giữ trong khi để giá đường lên cao mà thu lãi. Một vị ở Vinamilk cho biết doanh nghiệp này cần sử dụng nhiều đường để chế biến sản phẩm, muốn nhập khẩu để giảm giá thành cũng khó vì đây là mặt hàng muốn nhập phải có quota, nên cũng đành chịu. Do giá đường trong nước cao bất hợp lý như vậy nên đường nhập lậu từ Thái Lan đang đổ về các tỉnh miền Tây Nam Bộ với giá bán buôn chỉ 14.500 – 15.000 đồng/kg.

Phải nói rằng giá đường đắng chát với người tiêu dùng và các nhà sản xuất bánh kẹo, sữa là do các nhà sản xuất đường tăng giá vô lý. Và việc này lại được sự “hỗ trợ” của Bộ Công Thương khi tăng sự độc quyền bằng việc dành quota nhập khẩu cho các nhà máy đường. Rõ ràng nếu các quota nhập đường được phân bổ cho các công ty thương mại làm đối trọng với các nhà máy đường thì giá đường trong nước khó mà cao ngất ngưởng như hiện nay.