Giá lợn hơi hôm nay 7/8 tại miền Bắc: Giảm nhẹ
Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc tiếp tục giảm nhẹ so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Hà Nam giá lợn hôm nay báo giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 88.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Yên Bái giá lợn hôm nay giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 90.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Lào Cai, Nam Định, Bắc Giang giá lợn hôm nay ở mức 90.000 - 91.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thái Bình giá lợn được thu mua với mức thấp hơn từ 87.000 - 89.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng từ 87.000 - 91.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay 7/8: Tăng nhập khẩu, lợn trong nước khó giảm xuống 70.000 đồng/kg? |
Cụ thể, tại tỉnh Bình Định giá lợn hôm nay báo tăng 1.000 đồng/kg lên mức 83.000 đồng/kg.
Trong khi, giá lợn hôm nay lại giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 85.000 đồng/kg.
Các tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hôm nay đi ngang, hiện được thu mua với mức 87.000 - 88.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đak Lak, Quảng Nam, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa giá lợn đang dao động từ 81..000 - 85.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 81.000 - 88.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay 7/8 tại miền Nam: Biến động 1.000 - 2.000 đồng/kg
Tại miền Nam, giá lợn hơi hôm nay biến động 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Long giá lợn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên 84.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang giá lợn hôm nay đồng loạt giảm 2.000 đồng/kg xuống 84.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai giá lợn giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 85.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Trà Vinh, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Vũng Tàu giá lợn được thu mua từ mức 85.000 - 89.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ giá lợn được thu mua với mức thấp 81.000 đồng/kg và 83.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 81.000 - 89.000 đồng/kg.
Thời gian qua, mặc dù Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã hết sức tạo điều kiện để việc thông quan mặt hàng thịt lợn đông lạnh được thuận lợi. Tuy nhiên việc nhập thịt lợn cũng không phải đơn giản vì do dịch bệnh nên tổng đàn lợn giảm 12% toàn cầu. Trong khi đó Trung Quốc giảm hơn 50% tổng đàn. Tính đến thời điểm này Việt Nam đã nhập được hơn 93 nghìn tấn thịt lợn. Về lợn sống, chúng ta cũng đã đàm phán với Thái Lan nhập được 70 nghìn con lợn.
Giá thịt lợn trong thời gian qua vẫn giữ ổn định ở mức cao. Giá lợn hơi vẫn dao động trong khoảng 81.000 - 91.000 đồng/kg. Giá bán lẻ tại các chợ vẫn giao động ở mức 140.000 - 200.000 đồng/kg tùy từng loại thịt và từng khu vực. Theo người dân, giá thịt lợn giữ giá cao trong suốt thời gian dài khiến họ phải điều chỉnh thói quen ăn thịt sang các loại thực phẩm khác.
Cục Chăn nuôi cho biết, tính đến tháng 6, tổng đàn lợn trên cả nước đạt 24,9 triệu con, tương đương 79,5% so với tháng 12/2018 (thời điểm trước dịch). Trong đó, lượng lợn của 15 doanh nghiệp chăn nuôi tính đến tháng 6 đạt 4,16 triệu con, tăng 66,35% so với tháng 1/2019. Nếu so sánh với đầu năm nay, con số này cao hơn gần 31%.
Cơ quan này nhận định khoảng cuối quí III, đầu quí IV, cơ bản nguồn cung lợn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu người dân.
Ngay cả khi nguồn cung được dự báo sẽ đủ trong năm nay nhưng Cục Chăn nuôi vẫn cho rằng giá lợn hơi cuối năm không thể giảm xuống dưới mức 70.000 đồng/kg khi chi phí nuôi vẫn còn cao, một phần do giá con giống đắt 2,5 - 3 triệu đồng/con, gấp đôi so với thời điểm trước dịch.
"Với giá giống và chi phí cao như hiện nay, chúng ta không nên kì vọng giá lợn hơi hạ quá nhanh vì cần có thời gian để người chăn nuôi khôi phục sản xuất và khôi phục số tiền đã mất" - Bà Hoàng Thị Tố Lan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định cho biết.
Tuy nhiên khó khăn là bệnh dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm chưa có vaccine phòng bệnh; chăn nuôi nông hộ khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nên người chăn nuôi nhỏ lẻ sợ dịch bệnh tái phát. Mặt khác, không ít địa phương chưa thực sự quyết tâm trong chỉ đạo, hướng dẫn tái đàn, tăng đàn vì e ngại tái phát dịch sẽ phát sinh hệ lụy cho địa phương. Một số địa phương chậm thanh toán tiền hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi cho người dân, nên người chăn nuôi rất khó khăn duy trì sản xuất. Mặt khác, người chăn nuôi cũng gặp khó khăn khi tiếp cận chính sách về tín dụng, lãi suất ưu đãi và chính sách về đất đai để tái đàn, duy trì sản xuất, tăng đàn.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, tuy chúng ta chưa sản xuất được vaccine phòng chống dịch tả lợn châu Phi nhưng cũng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận để khống chế dịch như việc nghiên cứu ra bộ kit phát hiện sớm bệnh, đặc điểm dịch tễ virus, tiếp tục có các tiến triển trong nghiên cứu vaccine, xử lý môi trường để cắt đứt nguồn lây; nghiên cứu các dòng lợn có sức miễn kháng... Đây thực sự là một màng chắn khá hữu ích để tăng tốc trong tái đàn.