Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Tuyên Quang giá lợn hơi hôm nay báo giảm 2.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 54.000 đồng/kg.
Các địa phương như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên, Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam giá lợn hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Tương tự, tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai giá lợn hôm nay cũng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi giá lợn hơi giảm mạnh đến 4.000 đồng/kg xuống mức 55.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi ngày 28/7/2021: Hạn chế dịch bệnh và tiết kiệm chi phí nhờ chủ động con giống. (Ảnh: Internet) |
Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi đồng loạt giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg xuống 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giá lợn hơi đang ở mức cao nhất toàn miền 56.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định, Lâm Đồng giá lợn hơi được thu mua với mức 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá lợn hơi tại miền Nam cũng giảm so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Đồng Tháp giá lợn giảm 2.000 đồng/kg xuống 54.000 đồng/kg.
Các địa phương như Long An, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang giá lợn hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 53.000 đồng/kg.
Còn tại Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Sóc Trăng giá lợn hôm nay đi ngang, hiện được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 52.000 - 54.000 đồng/kg.
Hạn chế dịch bệnh lây lan và tiết kiệm chi phí nhờ chủ động con giống
Đầu tư chăn nuôi lợn hơn 5 năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Nga (xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng) duy trì chăn nuôi ổn định qua các đợt dịch tả lợn châu Phi và các đợt trượt giá lợn hơi những năm 2018, 2019. Chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, chị Nga cho biết: Sau một thời gian chăn nuôi nhỏ lẻ và không tự chủ con giống, tôi nhận thấy lợi nhuận rất bấp bênh. Vì vậy, năm 2017, sau khi mở rộng quy mô chuồng trại, chăn nuôi tlợn phương pháp an toàn sinh học, thay vì mua lợn giống như trước đây, tôi quyết định nuôi 50 con lợn nái nền để tự chủ nguồn cung con giống.
Gia đình chị Nga duy trì phương thức chăn nuôi an toàn dịch bệnh và chủ động trong hạch toán chi phí nên lợi nhuận ổn định. Hiện gia đình chị có 50 con lợn nái, 200 con lợn thịt. Riêng năm 2020, doanh thu từ chăn nuôi của gia đình đạt gần 2 tỷ đồng.
Theo thống kê của ngành chức năng, từ khi dịch tả lợn châu Phi tái phát, nguồn cung thịt lợn khan hiếm, nhu cầu tái đàn của người chăn nuôi tăng vọt khiến giá con giống tăng tlợn. lợn giống hiện có giá khoảng 2,2 - 3,5 triệu đồng/con (trọng lượng 8 - 10 kg/con), giá lợn hậu bị khoảng 14 - 16 triệu đồng/con và giá lợn đực giống hơn 30 triệu đồng/con. Với giá trên thì chi phí con giống đang chiếm 30 - 45% giá sản xuất. Nếu các trang trại, hộ chăn nuôi không tự chủ được con giống sẽ rất khó đảm bảo được lợi nhuận và chưa tính đến các rủi ro nếu mua phải con giống kém chất lượng.
Bà Phạm Thị Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Những năm gần đây, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại nhiều đàn lợn kéo tlợn giá lợn giống tăng và nhiều thời điểm người dân rất khó khăn trong mua con giống. Đứng trước những khó khăn đó, nhiều trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi đã chuyển đổi mô hình sang tự sản xuất con giống, mang lại hiệu quả kép: Vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa giảm chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận cao. Tlợn thống kê của ngành, toàn tỉnh có gần 46.000 con lợn nái sinh sản và có khả năng sản xuất được khoảng 900.000 lợn con/năm. Số lượng lợn giống phần lớn ở các trang trại, hộ chăn nuôi quy mô lớn với quy trình nuôi khép kín, chỉ sản xuất con giống để tái đàn tại chỗ.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo chăn nuôi bền vững, các trang trại, gia trại cần quan tâm đến nhu cầu thực tế của thị trường, tránh tình trạng khi thấy giá lợn thịt tăng mà tái đàn ồ ạt dẫn đến cung vượt cầu, gây tổn thất kinh tế. Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học. Khi mua lợn nái phục vụ sinh sản, người chăn nuôi cần đặc biệt quan tâm nguồn gốc giống, tiêm đầy đủ vaccine phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm cho lợn mẹ, lợn con và chăm sóc tlợn đúng quy trình kỹ thuật. Làm được điều này thì chất lượng nguồn giống được đảm bảo và chăn nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.