Giá lợn hơi ngày 7/11/2021: Biến động từ 1.000 - 4.000 đồng/kg

Minh Anh/Tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuần qua, giá lợn hơi trên cả 3 miền biến động từ 1.000 - 4.000 đồng/kg, hiện được thu mua trong khoảng 44.000 - 49.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi ngày 7/11/2021: Biến động từ 1.000 - 4.000 đồng/kg. Ảnh: Đỗ Khải
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên giá lợn hơi hôm nay (7/11) được thu mua với mức 46.000 - 47.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi đang ở mức 44.000 - 45.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 44.000 - 47.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi ở mức 47.000 - 48.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam giá lợn hơi được thu mua với mức 45.000 - 46.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 45.000 - 48.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Đồng Nai, Cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng giá lợn hơi được thu mua với mức 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh giá lợn hơi ở mức 45.000 - 47.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 45.000 - 49.000 đồng/kg.
Để ngành chăn nuôi hoàn thành kế hoạch sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phực tạp, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Trọng cho biết, Bộ đang trình Chính phủ xem xét gói hỗ trợ để khôi phục sản xuất đối với nông dân trực tiếp sản xuất gặp khó khăn do Covid-19 đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó có biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào, hỗ trợ tín dụng, lãi xuất ngân hàng cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, hạn chế nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết nguyên đán.
Bộ cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho khu vực nông nghiệp ứng phó với dịch Covid-19. Có chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh xem xét các đơn xin vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay, để người dân có thể tái đàn cho chu kỳ chăn nuôi tới đây. Không chỉ đáp ứng cho thị trường Tết Nguyên đán mà còn sau Tết nữa.